web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Một số lưu ý khi thực hiện việc kiểm định mẫu cửa tầng thang máy (cửa giếng thang máy)

Các quy định chung

Ngày 24/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Tại khoản 2 Điều 38 và mục 5 Phụ lục VII của Nghị định này có quy định “Mẫu kết cấu được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy; mẫu cấu kiện ngăn cháy (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, màn ngăn cháy)” phải kiểm định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Tại Bảng 2 của QCVN 06:2021/BXD có quy định cụ thể mức yêu cầu giới hạn chịu lửa (GHCL) của cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy. Như vậy, cửa tầng thang máy (cửa giếng thang máy) có yêu cầu về GHCL phải được kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định PCCC trước khi đưa vào lưu thông.

 

Ngày 28/12/2021, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Thông tư số 123/2021/TT-BCA ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương tiện Phòng cháy và chữa cháy – QCVN 03:2021/BCA. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/6/2022. Tại mục 2.4.1.2 của Quy chuẩn quy định mức yêu cầu và phương pháp kiểm tra, thử nghiệm, số lượng quy cách đối với mẫu cửa tầng thang máy. Tại mục 3.1.1 của Quy chuẩn quy định việc thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với mẫu cửa tầng thang máy. Mẫu thử nghiệm do đơn vị kiểm định trực tiếp giám sát, lấy mẫu. Sau khi thực hiện kiểm định, đơn vị trực tiếp kiểm định có trách nhiệm lưu một mẫu có cấu tạo tương tự mẫu đã thử nghiệm, thời gian lưu là 18 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận kiểm định mẫu. Giấy chứng nhận kiểm định có giá trị đối với mẫu cửa tầng thang máy đã được lấy mẫu thử nghiệm của đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định. Mẫu cửa tầng thang máy sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định được sử dụng làm mẫu để sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm đưa ra lưu thông trên thị trường (không cần phải kiểm định theo lô phương tiện trước khi đưa vào lưu thông). Đơn vị sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm tương ứng với mẫu đã được kiểm định khi đưa ra lưu thông trên thị trường và quy định của pháp luật có liên quan về sản phẩm chất lượng hàng hóa.

 

Mục 3.2 của Quy chuẩn này quy định về việc chấp thuận kết quả thử nghiệm, kiểm định quốc tế, nước ngoài, cụ thể: “Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy mà Việt Nam chưa có tiêu chuẩn quy định hoặc không quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật này thì Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ căn cứ điều kiện thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 – Yêu cầu chung đối với năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, xem xét sử dụng kết quả kiểm định của cơ quan tổ chức nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp phép để xem xét cấp Giấy chứng nhận kiểm định”. Việc thử nghiệm GHCL của cửa tầng thang máy được quy định tại mục 2.4.1.2 của Quy chuẩn này và hiện nay các đơn vị có năng lực thử nghiệm (như IBST, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHKT PCCC và CNCH – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc …) cũng đã thực hiện được việc thử nghiệm đối với các phương tiện cửa tầng thang máy. Do đó, đối với các mẫu cửa tầng thang máy cần thực hiện thử nghiệm, kiểm định theo đúng quy định tại Quy chuẩn QCVN 03:2021/BCA và TCVN 6396-58: 2010 nêu trên.

 

Việc ghi nhãn đối với mẫu cửa tầng thang máy được quy định tại mục 3.3 của Quy chuẩn, bao gồm các thông tin sau: Tên đơn vị sản xuất; mã, ký hiệu; năm sản xuất sản phẩm, giới hạn chịu lửa của sản phẩm, số Giấy chứng nhận kiểm định mẫu, ngày, tháng, năm cấp giấy, cơ quan cấp giấy; trọng lượng trung bình/m2 của tấm cánh cửa.

 

Về quy trình thủ tục thực hiện kiểm định: Tham khảo tại bài hướng dẫn đăng trên Website của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH tại địa chỉ:

 

Để thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kiểm định cửa tầng thang máy ngăn cháy, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo như sau:

– Khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký kiểm định mẫu cửa tầng thang máy chống cháy phục vụ nhập khẩu các lô sản phẩm kế tiếp (sau khi có GCN kiểm định mẫu, doanh nghiệp tự quản lý chất lượng sản phẩm cung cấp cho các dự án, công trình theo sản phẩm mẫu đã được chứng nhận, không cần đề nghị lấy mẫu để kiểm định đối với các lô sản phẩm tương tự mẫu đã kiểm định).

– Khuyến kích các hãng sản xuất thang máy nước ngoài ủy quyền cho 01 đơn vị nhập khẩu đứng tên đề nghị kiểm định các model sản phẩm cửa tầng nhập khẩu, sau đó đơn vị nhập khẩu này sẽ phân phối cho các đơn vị đại lý để cung cấp cho thị trường trong nước và không cần lấy mẫu kiểm định lại.

 

Một số quy định kỹ thuật cụ thể tại QCVN 06:2021/BXD (cập nhật tại QCVN 06:2022/BXD) và QCVN 03:2021/BCA

 

Ngày 30/11/2022, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 06:2022/TT-BXD về việc ban hành Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình. Quy chuẩn này có hiệu lực từ 16/02/2022 thay thế QCVN 06:2021/BXD. Đối với các quy định về giới hạn chịu lửa của cửa tầng thang máy có một số điểm cập nhật như sau:

Ghi chú:

Nhóm F1.2: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ; ký túc xá, nhà ở tập thể; khối nhà ngủ của các cơ sở điều dưỡng, nghỉ dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình; và các cơ sở lưu trú khác có đặc điểm sử dụng tương tự.

Nhóm F4.2: Các trường đại học, cao đẳng, học viện, trung cấp chuyên nghiệp, trường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trường công nhân kỹ thuật; trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo không thuộc nhóm F4.1; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự.

Nhóm F4.3: Trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan Nhà nước các cấp, nhà làm việc của nhân viên văn phòng trong các doanh nghiệp; trụ sở của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; văn phòng làm việc của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác; trụ sở của các tôn giáo; tổ chức thiết kế, tổ chức nghiên cứu khoa học, trạm nghiên cứu địa chấn, trạm khí tượng thủy văn, cơ sở nghiên cứu vũ trụ; tổ chức thông tin và nhà xuất bản; cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin; ngân hàng, cơ quan, văn phòng; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự.

Nhóm F1.3: Nhà chung cư; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự./.

 

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH