web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy dịp giáp Tết

Hiện nay, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang là thời điểm mùa hanh khô. Đây cũng là lúc thời tiết có nhiều diễn biến thất thường, cùng với đó, nhu cầu sản xuất, mua bán hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các lễ hội du xuân đầu năm đang cận kề cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ cao.

 

Cảnh giác cháy nổ dịp cuối năm

 

Ngày Tết cổ truyền của dân tộc chứa đựng nhiều ý nghĩa về tâm linh, văn hóa. Đây cũng là dịp các gia đình sum vầy, tụ họp, thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, người dân đi lễ cầu may mắn… Dịp này, nhiều gia đình mua sắm, đốt vàng mã với số lượng lớn hay lắp đèn trang trí không đảm bảo tiết diện dây dẫn, quá công suất cũng là một trong những nguy cơ gây cháy. Tại các cơ sở thờ tự, nhiều người làm lễ giải hạn, cầu may cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ do thắp hương và đốt vàng mã…

 


Lực lượng Công an thực hiện cao điểm tổng kiểm tra, rà soát về an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn huyện Thạch Thất.

 

Tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tạp hóa… tập kết nhiều hàng hóa để phục vụ nhu cầu sắm Tết của nhân dân. Đặc biệt là tại các gia đình có nhà ở kết hợp sản xuất – kinh doanh các mặt hàng dễ cháy như: Vàng mã, hàng tạp hóa, đệm mút xốp… nếu không sắp xếp đảm bảo khoảng cách an toàn thì nguy cơ cháy nổ rất cao. Mặt khác, một số ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, chủ hộ kinh doanh và nhân dân thường tập trung cao độ vào hoạt động sản xuất – kinh doanh nên còn chủ quan, lơ là, chưa chú ý đến các biện pháp phòng cháy.

Trên thực tế, thời điểm này, cháy nổ có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Theo thông tin từ Công an thành phố Hà Nội, trong ngày 25/12, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an Thành phố tiếp nhận, xử lý 54 tin liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH); trong đó, tổng đài 114 tiếp nhận xử lý 6 tin báo liên quan đến cháy nổ và cứu nạn cứu hộ.

 

Trước đó, trong sáng 24/12/2022, Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận tin báo cháy tại tầng 4 quán massage tại địa chỉ số 63 Lê Đức Thọ, (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), có 1 nhân viên nữ mắc kẹt trên tầng 8. Trung tâm chỉ huy đã điều động Đội Cảnh sát PCCC quận Nam Từ Liêm và Đội Cảnh sát PCCC& CNCH số 2 tới hiện trường. Lực lượng chức năng đã phối hợp đưa nạn nhân xuống an toàn và kiểm tra các phòng, không phát hiện có người mắc kẹt.

 

Hơn 1 giờ sau, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được tin báo cháy tại phòng 1806, tầng 18, tòa nhà CT1 Văn Khê, khu đô thị Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Trung tâm đã điều Công an quận Hà Đông xuất 2 xe chữa cháy, 1 xe thang, 1 xe chỉ huy; Đội Cảnh sát PCCC&CNCH khu vực 4 xuất 2 xe chữa cháy cùng cán bộ chiến sĩ đến đám cháy. Nguyên nhân vụ cháy đang điều tra làm rõ. Thiệt hại về người không xảy ra; thiệt hại về tài sản đang thống kê.

 

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân

 

Được biết, thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH thuộc công an các quận, huyện, thị xã triển khai tập trung vào chuyên đề an toàn cháy nổ mùa hanh khô có nội dung chuyên sâu về các thiết bị điện, thắp hương, đốt vàng mã… Ngoài ra, lực lượng chức năng đẩy mạnh hướng dẫn, khuyến cáo các chủ cơ sở, người dân sử dụng thiết bị điện có nguồn gốc rõ ràng; sắp xếp hàng hóa bảo đảm khoảng cách an toàn; thực hiện đốt vàng mã, thắp hương đúng nơi quy định…

 

Để chủ động công tác phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ lớn và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, đối với các cấp, các ngành, các đơn vị, cơ sở, cần tổ chức tốt hoạt động PCCC&CNCH tại chỗ. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC; thường xuyên và định kỳ tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC; xây dựng và củng cố hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ; chuẩn bị phương án thoát nạn cho người và tài sản khi cháy xảy ra; tăng cường tuần tra, canh gác 24/24 giờ tại cơ sở và khu dân cư.

 

Đối với các hộ gia đình cần bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC để loại trừ và giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy, nổ; trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy xách tay, mặt nạ lọc độc, nước chữa cháy… và biết cách sử dựng những phương tiện này; chuẩn bị các phương án thoát nạn và hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình cùng biết; cẩn trọng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, sử dụng các thiết bị sinh nhiệt như bóng điện tròn, bàn là, bếp điện, thiết bị sưởi ấm… Không để các vật liệu dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

 

Các khu dân cư tập trung nhiều nhà dễ cháy, Ủy ban nhân dân địa phương cần nghiên cứu, tìm hiểu để nắm nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC; tổ chức thành lập và vận động quần chúng nhân dân tham gia đội dân phòng và xây dựng các phương án chữa cháy tại các khu dân cư; tổ chức cho đội dân phòng tham gia thực tập giải quyết các tình huống giả định cháy; xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng, các cơ quan, đơn vị để phục vụ công tác chữa cháy như: Giải quyết các tình huống cắt điện, cấp nước chữa cháy, cứu thương, giải tỏa ách tắc giao thông… Đối với các khu vực có nguồn nước tự nhiên, phải xây dựng các bến lấy nước, bể lấy nước để phục vụ công tác chữa cháy ở khu dân cư…

 

Đối với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nơi thờ tự phải thường xuyên tuyên truyền nâng cao kiến thức về PCCC cho những người làm việc, phục vụ tại chỗ, khách đến thăm, có ý thức chấp hành về PCCC. Ban hành nội quy về PCCC, dự phòng các điều kiện thoát nạn khi có cháy xảy ra. Chủ động kiểm tra hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện, điện chiếu sáng, dây dẫn điện; phải bố trí khu vực riêng dùng để hóa vàng mã tại các vị trí an toàn, cách xa các vật dụng dễ cháy… cử người trông coi khi khách đến thắp nhang, đèn, để xử lý ngay những trường hợp bất cẩn; hạn chế đến mức thấp nhất việc thắp hương thờ cúng và hóa vàng.

 

Khi cần thiết phải thắp hương thờ cúng để phục vụ cho việc hành lễ, cúng, tế phải có người trông coi, dụng cụ đỡ nhang, đèn bố trí nơi chắc chắn, cố định, tránh ngã, đổ; tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ thường trực trong thời điểm khách đến viếng, cúng và sau khi kết thúc công việc trong ngày; chủ động trang bị phương tiện chữa cháy, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy hiện có để đảm bảo hoạt động tốt khi có cháy xảy ra; tổ chức cho các tăng, ni, lực lượng bảo vệ tập luyện sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ và cách xử lý khi có cháy, nổ xảy ra.

 

Khi xảy ra cháy phải nhanh chóng báo động cho mọi người xung quanh biết; ngắt nguồn điện; sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu. Đồng thời, gọi báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số điện thoại 114 và tích cực tổ chức chữa cháy, cứu người bị nạn… Đặc biệt, để đề phòng, ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất các vụ cháy nổ có thể xảy ra trong dịp cuối năm, điều quan trọng nhất chính là việc người dân, chủ cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại… phải tự nâng cao ý thức chấp hành, thực hiện nghiêm quy định về PCCC.

Trước thềm năm mới, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc, các cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình và quần chúng nhân dân đều tập trung cao độ cho công việc chuẩn bị đón Tết. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, lơ là trước những nguy cơ mất an toàn về PCCC. Vì trong công tác phòng cháy chỉ cần 1 sơ suất nhỏ cũng có thể xảy ra hậu quả khôn lường. Do vậy, mỗi người dân cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, để vui Xuân, đón Tết thật an toàn và đầm ấm./.

Theo Kim Tiến (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)