web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Gặp gỡ thầy Thiếu tướng, PGS, TS Lê Quang Bốn – Chủ nhiệm Đề tài “Xe ôtô và môtô chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đa năng”

Phóng viên Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy chúng tôi có dịp gặp gỡ Thiếu tướng, PGS, TS Lê Quang Bốn – Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân trong một ngày đầu Xuân Quý Mão 2023, cùng nghe thầy tâm sự, chia sẻ về niềm đam mê khoa học và những trăn trở về việc làm chủ sản xuất, khoa học kỹ, thuật trong lĩnh vực PCCC&CNCH của nước ta hiện nay.

                    

Nếu chưa một lần gặp mặt, chỉ nghe tiếng cười rộn ràng, đầy nhiệt huyết và sôi nổi, người ta sẽ nghĩ người thầy chắc còn rất trẻ, trẻ đến độ dường như không còn khoảng cách thế hệ mỗi khi thầy ngồi trò chuyện với chúng tôi về vấn đề khoa học, sáng tạo và công nghệ hiện nay. Thầy đặc biệt có đam mê với ngành cơ khí, tự động hoá, điện tử và công nghệ chế tạo máy móc. Thầy có thể dành cả buổi say sưa để nói chuyện với chúng tôi về lịch sử của những chiếc đồng hồ, cấu tạo, cơ chế hoạt động của chúng hay về những chiếc môtô, ôtô với bộ máy của chúng được sản xuất như thế nào. Và trong câu chuyện, thầy có nhắc đến một sản phẩm ôtô, môtô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đa năng đang dần được áp dụng tại nhiều địa phương ở nước ta hiện nay. Thầy cũng chia sẻ cho chúng tôi biết: Xuất phát từ niềm đam mê cơ khí chế tạo và qua thực tế trong công tác, nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện nay nên đã cùng một số nhà khoa học nghiên cứu ra sản phẩm ôtô, môtô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đa năng và thầy là chủ nhiệm đề tài.

 

Nói về phương tiện trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện nay, thầy Lê Quang Bốn cũng chia sẻ thêm: “Hiện nay trên thế giới, ngành công nghiệp sản xuất xe ôtô chữa cháy phát triển rất mạnh mẽ với nhiều chủng loại, mẫu mã, kích cỡ khác nhau và với nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau như: Đức, Áo, Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…. Trong đó, xe chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cỡ nhỏ trên thế giới được sản xuất, lắp đặt trên xe nền khác nhau với các chủng loại, mẫu mã khác nhau như: Rapid Intervention Vehicle (RIV 4) – Hà Lan; Hilux RIV fire truck – Nhật Bản; Isuzu NHR 1000 Liters Mini PTO. Fire Truck – Philippines…. Tuy nhiên, mỗi loại xe mang tính đặc thù, kiểu dáng riêng chỉ phù hợp với thị trường nội địa và hạ tầng kỹ thuật, giao thông, đô thị của mỗi quốc gia. Nhu cầu để trang bị cho lực lượng PCCC&CNCH ở Việt Nam là rất cần thiết, Tuy nhiên, nếu nhập khẩu các loại xe trên thì giá thành cao, không chủ động được về số lượng, chất lượng và không đảm bảo tính phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật, môi trường Việt Nam”.

 

Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 20 triệu hộ gia đình, trong đó, tỷ lệ các hộ gia đình ở trong các khu dân cư ngõ nhỏ, phố nhỏ rất lớn và phổ biến ở tất cả các tỉnh, thành phố. Trong số đó, có tới trên 12 triệu hộ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nhiều vụ cháy lớn tại các nhà dân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ tại các khu dân cư nằm trong các khu phố, ngõ hẻm, các vùng nông thôn, vùng sông nước nơi mà xe chữa cháy cỡ lớn không thể tiếp cận được, nguồn nước dự trữ và huy động tại chỗ ít ỏi, các hoạt động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, môi trường và an sinh xã hội.

 

Thiếu tướng, PGS, TS Lê Quang Bốn giới thiệu về sản phẩm xe chữa cháy cứu nạn cứu hộ. Ảnh Mạnh Hùng

 

Với niềm đam mê khoa học, cơ khí chế tạo, thầy PGS, TS Lê Quang Bốn cũng những nhà khoa học trong lĩnh vực PCCC&CNCH nghiên cứu cho ra đời sản phẩm ôtô, môtô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đa năng với các tiêu chí được đặt ra đó là: vận hành đơn giản, dễ thao tác, sử dụng; làm chủ công nghệ, sản xuất, chế tạo, lắp ráp; xe nhỏ gọn phù hợp với thời tiết, khí hậu, địa hình Việt Nam hiện nay.

 

Sản phẩm ôtô chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đa năng được lắp đặt trên nền xe SUZUKI, tải trọng xe 500kg, có kích thước (3380x1650x1920)mm, sử dụng động cơ xăng có công suất cực đại 31kW tại 5500v/ph, mômen xoắn cực đại 68N.m tại 3000v/ph. Trên xe được trang bị 01 máy bơm chữa cháy: Kosin 50V (model SERH-50V) với  lưu lượng tối đa 30m3/h, áp lực bơm tối đa 08kG/cm2, đường kính họng đẩy 50mm; 01 máy phát điện Elemax SHX1000, công suất 01kW, sử dụng điện áp: 220V với chiều dài cuộn dây điện 30m; 01 máy cắt cầm tay Makita GA5010, công suất 1kW và các thiết bị, dụng cụ khác như: bộ dụng cụ phá dỡ đa năng, mặt nạ phòng khói, khí độc 3M 6800, đèn chiếu sáng 15W và bình bột chữa cháy xách tay loại 08kg cùng các thiết bị cứu hộ, cứu nạn: máy cắt, đục, búa…. Ngoài những tính năng tương tự như các xe chữa cháy cỡ lớn thông dụng, xe ô tô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đa năng còn rất cơ động, có thể di chuyển và tiếp cận, triển khai các hoạt động nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hiệu quả trong các ngõ, hẻm nhỏ có chiều rộng thông thủy chỉ xấp xỉ 2,0m; phun hút nước chữa cháy từ nguồn nước 450 lít trên téc và nguồn nước bên ngoài; cung cấp nguồn điện (đến 1kW) cho các thiết bị cứu hộ, cứu nạn (máy cắt, máy hút  khói, máy thổi gió, máy bơm hơi…); chiếu sáng vào vị trí chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

 

Sản phẩm xe mô tô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được lắp đặt trên nền xe mô tô của hãng Kawasaki, xuất xứ Thái Lan, sử dụng loại động cơ xăng 04 kỳ với dung tích xy lanh 175cm3, xe chạy với vận tốc tối đa 50km/h, tải trọng tối đa của xe là 250kg. Xe sử dụng loại chân chống cân bằng hai bên kiểu thủy lực, được nâng hạ bằng công tắc điện tích hợp trên tay lái bên trái. Hệ thống chữa cháy trên xe bao gồm: 01 máy bơm nước nhãn hiệu Honda GX160, xuất xứ Thái Lan với công suất 6,5HP, lưu lượng tối đa đạt 250 lít/phút, áp lực nước đạt 06KG/cm2; ống hút được cuộn tròn trên rulo, tay quay kéo ống ra và cuộn lại, đường kính ống hút 40mm, có thể kéo dài 15m để tiếp cận bể ngầm và các vị trí có nước sinh hoạt ở tầng 1 của các nhà dân; vòi đẩy có đường kình 40mm, với chiều dài tối đa đạt 60m, một đầu của vòi được lắp vào họng đẩy, phần còn lại được gấp trong hộp; lăng phun đa năng, có thể điều chỉnh lưu lượng và thay đổi hình dạng tia nước theo yêu cầu chữa cháy. Trang bị kèm theo xe còn có thùng chứa nước di động kích thước (600x600x600)mm với dung tích 180 lít, vật liệu thùng chứa nước là vải bạt tráng nhựa, xuất xứ Hàn Quốc. Khung thùng chứa nước là thép Inox lắp nghép nhanh. Thùng chứa nước được sử dụng để hứng nước từ các vòi nước sinh hoạt hoặc vòi nước trong nhà vệ sinh để làm nguồn nước cấp vào cho bơm chữa cháy. Ngoài ra trên xe còn được trang bị 01 bình bột chữa cháy xách tay loại 04kg; 01 máy phát điện có công suất 1000W để cấp điện cho đèn chiếu sáng và máy cắt cầm tay, máy phát điện có thể tháo rời khỏi xe để di chuyển đến vị trí cần thiết; 01 máy cắt cầm tay; bộ dụng cụ phá dỡ đa năng bao gồm: búa, vam, đục… và 01 bộ mặt nạ phòng độc. Vì vậy, xe mô tô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đa năng có tính cơ động rất cao, có thể di chuyển và tiếp cận, triển khai các hoạt động nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ rất hiệu quả trong các ngõ, hẻm nhỏ có chiều rộng thông thủy chỉ xấp xỉ 1,2m; phun hút nước chữa cháy với nguồn nước bên ngoài; cung cấp nguồn điện (đến 1kW) cho các thiết bị cứu hộ, cứu nạn (máy cắt, máy hút  khói, máy thổi gió, máy bơm hơi…); chiếu sáng vào vị trí chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

 

Chia sẻ thêm về hai sản phẩm, thầy PGS, TS Lê Quang Bốn cho biết: “Sản phẩm cũng đang được các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam sử dụng và đánh giá rất tốt về tính hiệu quả, cơ động trong việc tiếp cận, xử lý đám cháy bước đầu và phù hợp với địa hình thực tế các thành phố lớn, đông dân cư. Đồng thời, lãnh đạo Bộ Công an cũng đã đồng ý cho phép phối hợp với các đơn vị chức năng để từng bước triển khai sản xuất ứng dụng đưa vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCC&CNCH hiện nay”.

 

Ngồi nghe thầy say sưa chia sẻ về những mong muốn được đóng góp cho lực lượng PCCC&CNCH cũng như việc làm chủ khoa học công nghệ trong sản xuất các trang thiết bị, chúng tôi, những phóng viên của Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy cũng có niềm tin, với những người như thầy PGS, TS Lê Quang Bốn, nước ta sẽ sớm đuổi kịp các nước hàng đầu trong lĩnh vực PCCC&CNCH trên thế giới như: Nhật Bản, Nga, Mỹ… từng bước làm chủ công nghệ, kỹ thuật góp phần giảm tải thiệt hại các vụ cháy, sớm từng bước giúp lực lượng PCCC&CNCH tinh thông nghiệp vụ, kỹ thuật, chiến thuật, hiện đại hoá như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

 

Đầu Xuân năm mới, kính chúc thầy có nhiều sức khoẻ, mãi cháy bỏng với niềm đam mê của mình và có thêm nhiều những sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng vào thực tiễn, giúp nâng cao nền khoa học, kỹ thuật nước ta hiện nay nói chung và lực lượng PCCC&CNCH nói riêng góp phần đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.■

 

Thái Thụy