web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố Hồ Chí Minh: Vững vàng trên mặt trận chống “giặc lửa”

Một mùa Xuân nữa lại đến, sắc Xuân tràn ngập mọi lối trên Thành phố (TP) Hồ Chí Minh. Hơn một năm với những nỗ lực hết mình và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân TP Hồ Chí Minh đã và đang đạt những bước tiến thần kỳ, khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế của đất nước. Chung sức cùng thành phố bước qua cơn “bão lớn” COVID-19, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) – Công an TP Hồ Chí Minh cũng nhanh chóng, linh hoạt thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC&CNCH trên toàn thành phố, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn yên tâm kinh doanh, sản xuất, đồng thời quyết liệt, chủ động xây dựng phòng tuyến chống “giặc lửa” ngay từ trong nhân dân, lập thêm nhiều chiến công mới góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

 

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học, kỹ thuật lớn nhất cả nước. Thực hiện chủ đề năm 2022 của thành phố “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”, sau đại dịch, TP Hồ Chí Minh đã có bước phục hồi kinh tế mạnh mẽ. Sự phát triển “nóng” về kinh tế năm 2022 của thành phố kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, đặc biệt là năng lượng điện, xăng dầu, khí đốt và khối lượng hàng hóa phục vụ đời sống,… tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy và cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hiện nay, trên địa bàn thành phố có hơn 120.000 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, trong đó có gần 10.000 cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, 1.993 khu dân cư; nhiều công trình và cơ sở trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa như các cơ quan ngoại giao của nước ngoài, các tổng kho xăng dầu, cơ sở hóa chất… Với trách nhiệm là lực lượng tham mưu về quản lý nhà nước và là lực lượng chủ công trong công tác PCCC&CNCH, ngay từ kế hoạch đầu năm, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu cao nhất, phấn đấu kéo giảm số vụ cháy lớn và số vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, với một địa bàn trọng điểm như TP Hồ Chí Minh, việc kéo giảm số vụ cháy không hề đơn giản. Và Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đặt ra.

 

Trong năm 2022, tình hình cháy ở TP Hồ Chí Minh được kéo giảm sâu trên cả bốn tiêu chí: số vụ, số vụ cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng, thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản. Trong đó, so với năm 2021, số vụ cháy giảm 16 vụ (7,58%), số vụ cháy lớn, vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng giảm 11 vụ (tỷ lệ 61, 11%), số người chết giảm 22 người, số người bị thương giảm 23 người, thiệt hại về tài sản giảm hơn 1,4 tỷ đồng. So với năm 2019, những con số tương ứng còn giảm sâu hơn nữa. Đây có thể nói là thước đo, thành quả cho sự nỗ lực không mệt mỏi của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH thành phố trong việc tham mưu cho các cấp chính quyền triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Công an về công tác PCCC&CNCH đồng thời kiên quyết thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp nghiệp vụ như: đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy hiệu quả các mô hình PCCC&CNCH, nắm tình hình và đặc biệt là tổng rà soát, tăng cường kiểm tra an toàn PCCC&CNCH trên toàn địa bàn thành phố.

 

Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH thực tập phương án chữa cháy và CNCH tại Nhà máy lọc dầu Cát Lái. Ảnh: Minh Hiệu

 

Với phương châm công tác tuyên truyền phải đi trước mở đường, lực lượng Cảnh sát PCCCC&CNCH Thành phố đã tổ chức “rà từng ngõ, gõ từng nhà”, phát từng tờ rơi đến tận tay người dân nhằm cung cấp cho nhân dân các thông tin về tình hình cháy, nổ cũng như công tác PCCC, các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC. Bên cạnh các biện pháp tuyên truyền truyền thống như: phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn thành phố thực hiện hàng trăm tin bài, xây dựng các chuyên mục phát sóng định kỳ đều đặt, các phóng sự, phim tài liệu về PCCC&CNCH trên đài truyền hình, đài phát thanh, tổ chức các buổi tuyên truyền hay qua pano, áp phích khẩu hiệu; Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tuyên truyền người dân cài đặt ứng dụng “Help 114”, ứng dụng mạng xã hội Zalo, thông qua ứng dụng đăng phát gần 5.000 bản tin cảnh báo về cháy, nổ, hướng dẫn kỹ năng PCCC&CNCH đến hàng trăm ngàn lượt người dân trên địa bàn thành phố; liên kết, đăng tải hàng nghìn tin bài lên Trang thông tin điện tử của Công an Thành phố và Công an các quận, huyện, Cổng Thông tin của Cục PCCC&CNCH, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an…; qua đó, đã truyền tải được nhiều nội dung, định hướng, tuyên truyền về PCCC&CNCH, giúp người dân nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCC.

 

Phòng, chống “giặc lửa” từ cơ sở được xác định là yếu tố then chốt, có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác PCCC. Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, nòng cốt là lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân tham gia PCCC nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia PCCC. Trong năm 2022, đơn vị đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch số 569/KH-CATP-PC07 ngày 17/02/2022 về triển khai công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào Toàn dân tham gia PCCC&CNCH trên địa bàn thành phố; triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH đáp ứng yêu cầu tình hình mới”, duy trì và phát triển nhân rộng 17 mô hình phong trào Toàn dân PCCC&CNCH phù hợp và hiệu quả, sát với thực tế như: “Tổ Liên gia an toàn PCCC”, “Điểm chữa cháy công cộng”; mô hình “3 có, 3 biết”, “3 an toàn”, “hiến đất mở rộng hẻm”, “Hộ gia đình kiểm tra an toàn PCCC”…

 

Trong đó, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai thực hiện mô hình “Tổ Liên gia an toàn PCCC” và “” đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh theo Kế hoạch số 273/KH-BCA-C07 của Bộ Công an. Mô hình xác định công tác PCCC phải lấy phòng ngừa là chính, với phương châm “từng nhà an toàn – từng khu phố an toàn – từng xã, phường an toàn”, nhằm đảm bảo an toàn cháy, nổ cho người dân trên địa bàn thành phố.  Với quyết tâm triển khai hiệu quả 02 mô hình trên, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đã quyết liệt tham mưu cho lãnh đạo Công an Thành phố triển khai đến Công an 22 quận, huyện, TP Thủ Đức tham mưu UBND địa phương triển khai thực hiện. Đồng thời phân công chỉ huy cấp Đội thuộc Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất, đồng bộ. Theo đó, mô hình “Tổ Liên gia an toàn PCCC” tại các tổ dân phố gồm 05 đến 15 hộ gia đình liền kề nhau. Mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay và tối thiểu 01 dụng cụ phá dỡ như: xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu… Các phương tiện này sẽ để ở nơi dễ thấy, dễ lấy nhằm kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra. Đồng thời, mỗi hộ gia đình lắp đặt 01 chuông báo cháy tại tầng 1; lắp đặt 02 nút ấn báo cháy ở các vị trí phù hợp tại mỗi hộ gia đình. Nút ấn và chuông báo cháy của các hộ gia đình trong Tổ Liên gia được liên kết với nhau, bảo đảm khi ấn bất kể nút nào thì toàn bộ chuông của các hộ gia đình cùng kêu, kịp thời tương trợ nhau, bắt được “thời điểm vàng” để tổ chức chữa cháy kịp thời khi có tình huống, sự cố cháy, nổ xảy ra trên địa bàn. Đây chính là một trong những tính năng nổi bật của mô hình này. Bên cạnh đó, các thành viên trong hộ gia đình cài đặt và sử dụng thành thạo App “Báo cháy 114” và “Help 114”, được cập nhật danh sách thành viên để sử dụng tính năng “Tôi an toàn”, nhằm thông báo tình trạng an toàn khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra. Ngoài ra, tuỳ theo tình hình địa bàn, các Tổ Liên gia có thể trang bị thêm các phương tiện chữa cháy khác phù hợp thực tế như: bình chữa cháy đặt dọc theo đường, ngõ; khu vực có trụ nước chữa cháy có thể trang bị lăng, vòi, đầu nối, thiết bị mở khóa… Còn mô hình “Điểm Chữa cháy công cộng” được triển khai tập trung tại các ngõ, hẻm sâu, xe chữa cháy không tiếp cận được. Theo đó, phương tiện được bố trí tại mỗi điểm gồm: 02 bình bột chữa cháy loại ABC; nội quy quản lý, sử dụng phương tiện PCCC, CNCH; xà beng, kìm cộng lực. Các phương tiện được bố trí tại các điểm chữa cháy thuận lợi cho việc sử dụng, không cản trở lối đi lại của người dân, tránh mưa, nắng và có biển thông báo… Đến thời điểm hiện tại, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố đã xây dựng hoàn thành và ra mắt đưa vào hoạt động đối với 258 “Tổ Liên gia an toàn PCCC”, 383 “Điểm chữa cháy công cộng” và vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng hai mô hình trên. Bên cạnh đó, đơn vị còn xây dựng: mô hình xe chữa cháy mini di động phục vụ chữa cháy tại các hẻm sâu, xe chữa cháy không tiếp cận được; mô hình tuyên truyền các kỹ năng PCCC, thoát nạn trên màn hình quảng cáo điện tử của Trung tâm thương mại Aeon Mall, quận Bình Tân…

 

Đồng chí Đại tá Huỳnh Quang Tâm – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh trao tặng bình chữa cháy cho người dân. Ảnh: Minh Hiệu.

 

Đi đôi với xây dựng các mô hình về PCCC, để có được sự chuyển biến tích cực phát huy hiệu quả phong trào Toàn dân tham gia PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố tiếp tục xây dựng, duy trì hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ. Đến nay, đơn vị đã chỉ đạo, hướng dẫn Công an Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện kiện toàn, thành lập 1.994 Đội PCCC Dân phòng; hướng dẫn người đứng đầu các cơ sở thành lập 62.308 Đội PCCC cơ sở, 20 Đội PCCC chuyên ngành; phối hợp với các cơ sở, doanh nghiệp tổ chức hơn 14.000 cuộc tuyên truyền về PCCC&CNCH cho hơn 450.000 lượt người dự nghe, phát hành hơn 90.000 khuyến cáo, pano, khẩu hiệu tuyên truyền về PCCC&CNCH…

 

Để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra cháy, sự cố tai nạn, lực lượng PCCC&CNCH đã xây dựng, phê duyệt hơn 8.000 phương án chữa cháy, CNCH; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực tập 920 phương án chữa cháy, 1.451 phương án CNCH; hướng dẫn các cơ sở thuộc diện quản lý xây dựng, chỉnh lý bổ sung 37.478 phương án chữa cháy, 37.478 phương án CNCH…; vận động 100% khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC…

 

Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH diễn tập phương án chữa cháy và CNCH tại Tân Cảng Cát Lái. Ảnh: Minh Hiệu

 

Nhờ những nỗ lực không ngừng của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh cùng sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân, công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào Toàn dân tham gia PCCC&CNCH đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong năm 2022, lực lượng PCCC tại chỗ đã xử lý thành công ngay từ ban đầu đối với 13 vụ cháy, trực tiếp xử lý 457 vụ cháy khi vừa mới phát sinh, qua đó đã kịp thời ngăn chặn, không để đám cháy phát triển và cháy lan.

 

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của khi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố còn tập trung triển khai ba chuyên đề kiểm tra PCCC đối với các cơ sở trọng điểm nguy hiểm về cháy, nổ. Theo đó, trong thực hiện kiểm tra công tác PCCC&CNCH đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, Phòng đã tổ chức hàng triệu lượt kiểm tra đối với các nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, qua đó ghi nhận hàng nghìn thiếu sót, hành vi vi phạm, tiến hành phạt tiền, phạt cảnh cáo nhiều trường hợp. Đồng thời, tổ chức ký cam kết an toàn PCCC đối với hàng trăm nghìn hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn các trường hợp nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp kinh doanh sản xuất mở lối thoát nạn thứ 2 đạt từ 82% – 98%, trang bị bình chữa cháy xách tay theo quy định đạt trên 98%, trang bị phương tiện thoát nạn tại chỗ như búa, rìu, thang dây… đạt trên 92%.

Qua công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, hiện nay, trên địa bàn thành phố có gần 453 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar và 192 cơ sở kinh doanh tương tự không phù hợp giấy phép Đăng ký kinh doanh; đã tổ chức 645 lượt kiểm tra, qua đó phát hiện 580 trường hợp cơ sở vi phạm với 752 hành vi vi phạm, phạt tiền 580 cơ sở với số tiền 3,98 tỷ đồng, tạm đình chỉ 82 cơ sở, đình chỉ hoạt động 68 trường hợp cơ sở. Đặc biệt, trong đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về PCCC (từ ngày 15/10 đến 15/12), đơn vị đã tiến hành kiểm tra 34.211 cơ sở, phát hiện 8.407 tồn tại, thiếu sót, vi phạm về PCCC&CNCH, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2.410 trường hợp, tiến hành xử phạt với số tiền khoảng 5,6 tỷ đồng, tiến hành tạm đình chỉ đối với 129 cơ sở, đình chỉ 78 cơ sở, ban hành 845 công văn kiến nghị. Qua đó khắc phục những tồn tại, vi phạm về PCCC&CNCH, kiên quyết không để các cơ sở vi phạm hoặc có nguy cơ cháy, nổ cao hoạt động.

 

Song hành thực hiện tốt công tác tuyên truyền, huấn luyện, xây dựng, củng cố lực lượng, phương tiện tại chỗ, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh duy trì thực hiện nghiêm túc công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu, điều động lực lượng, phương tiện, xuất xe đến đám cháy và tham gia chữa cháy, CNCH kịp thời, hiệu quả. Trong năm 2022, lực lượng PCCC&CNCH Thành phố đã trực tiếp cứu được 58 người, bảo vệ được hàng trăm nhà dân, hàng chục ngàn mét vuông diện tích nhà xưởng, kho của các công ty, doanh nghiệp. Với những kết quả nêu trên, đơn vị đã được nhân dân thành phố ghi nhận và các cấp lãnh đạo biểu dương, khen thưởng. 72 lượt tập thể và 498 lượt cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân Thành phố, Bộ Công an và tương đương, Giấy khen của Giám đốc Công an Thành phố và 11 lượt tập thể và 297 lượt cá nhân được biểu dương năm 2022.

 

Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH diễn tập phương án chữa cháy và CNCH tại Bệnh viện Ung bướu. Ảnh: Minh Hiệu

 

Để tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo an toàn PCCC&CNCH, xứng đáng là “lá chắn lửa” trên thành phố mang tên Bác, năm 2023, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH sẽ tiếp tục đa dạng hóa, đổi mới nội dung các hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào Toàn dân tham gia PCCC, xây dựng và nhân rộng các mô hình, các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến về PCCC, tăng cường kiểm tra ở những nơi trọng điểm về PCCC. Trước mắt trong những ngày cuối năm, nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, đơn vị sẽ tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp nhằm đảm bảo an toàn PCCC như: tập trung kiểm tra chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở tập trung đông người và các cơ sở trọng điểm; phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và địa phương khi xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, sự kiện phải có cam kết đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy, nổ bên cạnh các điều kiện khác; tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân trong việc hạn chế đốt đồ mã, đảm bảo tiết kiệm, an toàn cháy, nổ, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cho nhân dân vui Tết, đón Xuân.■

 

Đại tá, ThS Huỳnh Quang Tâm (Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh)