Đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ Việt Nam hiện vẫn tiếp tục thực hiện đào bới, tìm kiếm dưới các đống đổ nát, các tòa nhà bị sập để tìm, giải cứu người mắc kẹt trong thảm họa động đất ngày 06/02.
Đến 7 giờ 30 phút sáng 130/2 (giờ Việt Nam), số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hiện là trên 33.000 người. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang diễn ra hết sức khẩn trương với sự tham gia của các đoàn cứu hộ từ nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Tối 09/02, đoàn biệt phái gồm 24 chiến sỹ cứu hộ và nhân viên y tế của Bộ Công an bay sang Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt. Đoàn nhận lệnh chỉ vài giờ sau khi được Thủ tướng đồng ý, sang Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhiều thiết bị chuyên dụng, hiện đại.
Ngoài ra, 76 quân nhân Việt Nam đến từ lực lượng cứu sập, công binh, đội chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn, quân y cũng dự kiến sang Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ cứu nạn sau động đất.
Đoàn Cứu nạn cứu hộ Việt Nam nỗ lực giải cứu nạn nhân sống sót sau động đất Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ Công an đã lựa chọn những chiến sĩ, sĩ quan tinh nhuệ nhất, khỏe nhất, được đào tạo cơ bản, đã tham gia nhiều khóa tập luyện tại nước ngoài, sẵn sàng làm hết sức mình tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông tin từ Bộ Công an, sáng 11/02/2023, Đội CNCH thuộc Đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam tiếp cận hiện trường được Ban Tổ chức phân công tìm kiếm cứu nạn người dân trong khu vực sập đổ tại tòa nhà trên Đường 531, Adıyaman Merkez, tỉnh Adıyaman (Thổ Nhĩ Kỳ).
Lực lượng CNCH Bộ Công an Việt Nam đã dò tìm, xác định 10 người bị vùi lấp. Từ 7 giờ 30 phút đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, giờ địa phương, lực lượng CNCH đã khẩn trương, tích cực gần như dọn dẹp sạch hiện trường, loại bỏ các yếu tố gây nguy hiểm và gây sập thứ cấp.
Qua hệ thống camera phát hiện bằng hình ảnh, âm thanh, Đội đã phát hiện dấu hiệu của sự sống với 2 âm thanh khác nhau (dự đoán có 2 người còn sống sót) trong khu vực sập đổ. Đội đã xác định vị trí gần nhất để tiếp cận nạn nhân và tiếp tục đi từ vị trí được phá dỡ vào trong 6m theo một đường hẹp chỉ vừa 1 người chui vào được.
Tiếp tục phát hiện rất rõ dấu hiệu của nạn nhân có âm thanh vọng ra, Đội đã giao tiếp với nạn nhân với những câu chào, hỏi thăm sức khỏe “Hello” “How are you?”… và có tín hiệu đáp lại của nạn nhân.
Ngay sau khi phát hiện sự sống, Đội CNCH Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp cơ quan điều phối của Thổ Nhĩ Kỳ huy động thêm lực lượng, thiết bị của lực lượng các nước khác phối hợp ứng cứu với mục tiêu nhanh chóng cứu sống nạn nhân.
Đội Việt Nam đề nghị Đội CNCH của Quân đội Pakistan cùng tiếp cận nạn nhân theo các hướng khác nhau. Đội Pakistan đã tiếp cận phía sau tòa nhà nơi họ đang làm nhiệm vụ. Đội Việt Nam ở hướng trước của tòa nhà nơi Đội được phân công nhiệm vụ.
Khoảng 22 giờ 10 phút (giờ địa phương) ngày 11/02, Đội CNCH Pakistan đã đưa được 1 nạn nhân khoảng 17 tuổi ra khỏi đống đổ nát trong cảm xúc vỡ òa của người thân nạn nhân và các lực lượng quốc tế tham gia CNCH tại hiện trường.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Âu, ngày 12/2, mặc dù mới bước sang ngày thứ hai tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Adiyaman của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng sự nhiệt tình và chuyên nghiệp của các thành viên đoàn cứu nạn, cứu hộ Việt Nam đã được các lực lượng cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ và quốc tế đánh giá cao.
Đoàn Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam gặp nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Khi gặp các thành viên của đoàn, những người dân địa phương luôn để tay phải lên ngực trái để thể hiện sự cảm động và biết ơn đối với những lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Việt Nam.
Khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Thời tiết ban ngày tại khu vực cứu trợ đối với anh em cán bộ, chiến sĩ không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, ban đêm quả là một thách thức vì nhiệt độ xuống tới âm 6 – âm 7 độ C, trong khi các cán bộ, chiến sĩ phải ngủ trong lán trại dựng ngoài trời.
Ngoài ra, bất đồng ngôn ngữ cũng là một yếu tố gây khó khăn cho việc hiểu và thống nhất những phương án đưa ra của các lực lượng phối hợp với nhau.
Tuy nhiên, các lực lượng phối hợp tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các lực lượng quốc tế tham gia cứu nạn cứu hộ đều có tinh thần chung, nên chỉ sau một thời gian rất ngắn, tất cả đều hiểu nhau và phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn đối với thảm họa thiên tai phối hợp cùng nhiều quốc gia khác và đã giải cứu được nhiều nạn nhân ngay trong ngày công tác đầu tiên.
Đoàn công tác cứu nạn cứu hộ Việt Nam hiện tiếp tục thực hiện đào bới, tìm kiếm dưới các đống đổ nát, các tòa nhà bị sập để tìm, giải cứu người mắc kẹt trong thảm họa động đất ngày 06/02.
Thông tin về những kết quả ban đầu, Thiếu tá Nguyễn Văn Cần – Phó Trưởng khoa Cứu nạn, cứu hộ – Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy cho biết, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết, ngôn ngữ, điều kiện sinh hoạt cũng như hiện trường sập đổ do động đất gây ra rất phức tạp, nhưng anh em trong đội vẫn chạy đua với thời gian, cố gắng thu được những kết quả tốt nhất.
“Chúng tôi đã tiếp cận rất gần đến người bị nạn rồi, chỉ còn một chút xíu nữa thôi, người bị nạn sẽ được đưa ra ngoài để về với người thân của họ”, Thiếu tá Nguyễn Văn Cần, Phó trưởng Khoa Cứu nạn cứu hộ web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc chia sẻ.
Do khối lượng gạch, vữa đổ xuống rất lớn nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an Việt Nam vẫn đang nỗ lực và hết sức khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân./.
Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH