web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những vấn đề cần lưu ý trong chiến, kỹ thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu nhà cao tầng

Việc áp dụng hiệu quả các chiến, kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu là một trong những điều kiện tiên quyết để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trong công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với loại hình nhà cao tầng.

 

 

Trong những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu nghiệp vụ có liên quan đến công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được ban hành kịp thời đã từng bước nâng cao hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các địa phương góp phần kiềm chế được sự gia tăng của các vụ cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng, tạo được niềm tin trong nhân dân cũng như nâng cao vị thế môi trường đầu tư an toàn của Việt Nam.

Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH cả nước đã tập trung triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, chiến sỹ làm công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như làm tốt công tác chính trị tư tưởng; tổ chức nghiêm túc, có chất lượng các giờ huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy đội và cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm công tác chữa cháy; tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện tập trung cho lãnh đạo chỉ huy và cán bộ trực tiếp làm công tác huấn luyện tại Công an các địa phương…. Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ cháy, nổ lớn đã khiến một số cán bộ chiến sĩ của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH hy sinh, nhằm giảm thiểu điều đó, trong quá trình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhà cao tầng, cán bộ chiến sĩ khi cần lưu ý một số vấn đề sau:

  1. Khi tiếp nhận, xử lý tin báo cháy, sự cố, tai nạn

Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp nhận thông tin báo cháy phải nắm được đầy đủ, chính xác thông tin về đám cháy như: Khu vực xảy cháy, tình hình đặc điểm của đám cháy (chất cháy, quy mô, tình trạng người bị nạn, khả năng lan truyền…), việc triển khai hoạt động chữa cháy của lực lượng PCCC cơ sở giai đoạn ban đầu để báo cáo chỉ huy chữa cháy, CNCH nắm được để điều động, huy động lực lượng, phương tiện và áp dụng phương pháp, biện pháp chữa cháy, CNCH phù hợp.

– Giao phiếu chiến thuật cho chỉ huy chữa cháy và thường xuyên cung cấp các thông tin khác liên quan khác phục vụ công tác chỉ huy chữa cháy.

– Nhanh chóng thông báo lệnh điều động, huy động đến các đơn vị, cơ quan, tổ chức tại địa phương để kịp thời tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

  1. Khi điều động, huy động lực lượng, phương tiện

Cháy tại nhà cao tầng, các phương tiện cần thiết phải huy động để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là: xe chữa cháy, xe thang, xe cần vươn, xe cẩu, xe cứu nạn, cứu hộ, xe thông tin, ánh sáng, xe cứu thương, máy hút khói, chất chữa cháy (bọt, nước)…

Bên cạnh việc điều động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát PCCC&CNCH, phải huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức tại địa phương phối hợp chữa cháy, CNCH như: Công an cấp xã, Công an cấp huyện, Cảnh sát giao thông, Điện lực, Môi trường, Y tế, các doanh nghiệp có phương tiện phá dỡ chuyên dùng, xe cẩu, xe nâng, xe xúc, xe chở nước…theo phương án chữa cháy, CNCH đã được người có thẩm quyền phê duyệt.

  1. Khi tổ chức trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn

3.1. Trang thiết bị, phương tiện và phương pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sỹ khi tiến hành trinh sát

– Cán bộ chiến sỹ trong các tổ trinh sát đám cháy phải mang theo đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân và các thiết bị phục vụ hoạt động trinh sát đã được trang bị như: Quần áo chữa cháy và CNCH chuyên dụng, mặt nạ phòng độc cách ly (đảm bảo áp suất khí trong bình từ 240-300 bar) hoặc sử dụng loại mặt nạ phòng độc cách ly tuần hoàn khí thở có thời gian sử dụng 4 giờ (nếu được trang bị), mặt nạ lọc độc (hỗ trợ nạn nhân thở), đèn pin chiếu sáng, phương tiện liên lạc (bộ đàm), thiết bị phá dỡ đa năng cầm tay, phá kính cường lực, cáng cứu thương. Ngoài ra, tùy vào điều kiện thực tế và yêu cầu cứu nạn, cũng như thoát nạn, CBCS có thể mang theo dây cứu nạn hoặc các loại dây đặc biệt có độ dài 50-60 m, máy đo nồng độ khí độc, thiết bị camera cảm biến nhiệt để có thể quan sát, tìm kiếm người bị nạn trong khu vực cháy…

– Khi triển khai trinh sát, tìm kiếm người bị nạn trong khu vực đang có lửa, khói tác động mạnh cần tính toán triển khai đội hình lăng phun nước (sử dụng lăng B đa tác dụng) đi kèm để bảo vệ Tổ trinh sát, phục vụ cứu người và dập lửa.

– Khi xác định được trong đám cháy, sự cố, tại nạn có người bị nạn, bị mắc kẹt, người chỉ huy chữa cháy, CNCH nhanh chóng đánh giá tình hình và đưa ra phương án sử dụng phương tiện, thiết bị phù hợp để triển khai cứu người bị nạn hoặc hướng dẫn thoát nạn. Có thể thành lập nhiều tổ cứu nạn, cứu hộ tiếp cận theo nhiều hướng, mỗi tổ CNCH tối thiểu 03 cán bộ, chiến sỹ. Đồng thời, phải triển khai tối thiểu 01 lăng B đa tác dụng hoặc lăng có khóa di chuyển phía sau để phun nước làm mát, bảo vệ tổ cứu nạn, cứu hộ. Ngoài ra cần lưu ý tình trạng, khả năng khai thác sử dụng các thang máy chữa cháy của tòa nhà để đưa lực lượng, phương tiện tiếp cận khu vực cháy được nhanh và thuận lợi nhất.

3.2. Yêu cầu bảo đảm an toàn khi tiến hành trinh sát

– Khi tiến hành tổ chức trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn trước hết phải xác định mức độ, các yếu tố nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe đối với cán bộ, chiến sĩ. Tại hiện trường đám cháy, sự cố, tai nạn, người chỉ huy cần phải nhanh chóng nắm bắt thông tin từ cán bộ kiểm tra được giao quản lý trực tiếp cơ sở, địa bàn hoặc những người am hiểu hình hình, đặc điểm công trình, khu vực xảy ra cháy, sự cố, tai nạn là đại diện cơ sở hoặc người phụ trách công tác an toàn, phụ trách kỹ thuật của địa bàn, khu vực, cơ sở hoặc người dân nắm rõ tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và thông thạo địa hình, địa vật tại cơ sở, khu dân cư, phương tiện, nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn để xác định tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ và tiến hành tổ chức trinh sát, triển khai biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy và CNCH phù hợp.

– Chỉ cho phép cán bộ, chiến sỹ vào trinh sát trong khu vực đám cháy, sự cố, tai nạn khi đã xác định bảo đảm các điều kiện an toàn cho cán bộ, chiến sỹ. Việc đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sĩ phải được duy trì liên tục từ khi bắt đầu tổ chức cho đến khi kết thúc nhiệm vụ trinh sát.

– Khi phải tiến hành nhiều mũi trinh sát, các Tổ trinh sát cần trang bị thiết bị liên lạc và thiết bị chiếu sáng cá nhân. Trước khi tiến hành nhiệm vụ Tổ trinh sát phải thống nhất các phương án, biện pháp an toàn và phải luôn luôn giữ liên lạc giữa Tổ trinh sát với Ban chỉ huy chữa cháy; trước khi vào các khu vực có nhiều khói phải kiểm tra độ tin cậy của thiết bị bảo hộ cá nhân, phân công cán bộ theo dõi các Tổ trinh sát và phải liên tục giữ liên lạc với các Tổ. Cán bộ theo dõi thời gian làm việc của các Tổ trinh sát không được rời vị trí và phải thường xuyên thông báo tình hình cho chỉ huy chữa cháy.

– Khi công việc trinh sát phải tiến hành trong thời gian dài, Tổ trinh sát phải mang đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, thường xuyên theo dõi lượng không khí của thiết bị chống khói, khí độc, tính toán lượng không khí dự trữ cần thiết đủ để di chuyển ra khu vực an toàn, cụ thể như sau:

+ Trước khi vào khu vực đám cháy chiến sĩ trinh sát phải kiểm tra áp suất của bình khí thở và ghi nhớ lại;

+ Khi đến vị trí thực hiện hoạt động trinh sát cần kiểm tra lại áp suất của bình, xác định lượng khí đã sử dụng và báo cáo cho Tổ trưởng;

+ Tính toán lượng khí thở cần sử dụng lớn nhất (tương ứng với thời gian hoạt động) của chiến sĩ trinh sát và đưa ra cảnh báo cho chiến sỹ cần ngừng hoạt động để rời khỏi đám cháy ra bên ngoài thay thế bình khí thở (áp suất khí dữ trữ tối thiểu trong bình phục vụ cho việc quay trở ra bên ngoài đám cháy là 50 bar).

– Trong quá trình tổ chức trinh sát phải thường xuyên quan sát trạng thái của các kết cấu xây dựng, đặc biệt lưu ý và cần làm rõ các dạng công trình với trần và vách bằng vật liệu nhẹ, không chịu lực, dễ bị đổ, sập đổ khi bị tác động nhiệt… để từ đó có những biện pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa khả năng sập đổ của chúng như: Phun nước phân tán làm mát các cấu kiện xây dựng; tạo màng nước ngăn cách các dòng nhiệt bức xạ tác động tới cấu kiện chịu lực; giảm nhiệt độ trong các phòng bị cháy, nâng cao mặt phẳng cân bằng áp suất (bằng cách tạo lỗ thoát khói…), phun nước phân tán để làm lắng khói và giảm nhiệt độ, hướng dòng sản phẩm cháy thoát ra ngoài về phía không gây nguy hiểm cho cán bộ, chiến sĩ; kịp thời giảm tải ở các sàn nhà có nguy cơ sập đổ.

3.3. Biện pháp xử lý trong một số tình huống cụ thể

  1. a) Cách di chuyển và quan sát trong khu vực đám cháy, sự cố, tai nạn:

– Khi di chuyển trong khu vực đám cháy có nồng độ khói đậm đặc, cán bộ, chiến sỹ cần hạ thấp thân người khi di chuyển hoặc bò sát mặt đất, mặt sàn để tăng khả năng quan sát. Việc di chuyển vào trong khu vực đám cháy, sự cố, tai nạn phải tiến hành men theo các bờ tường, cấu kiện theo chiều thống nhất từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái để không bị mất phương hướng, lạc lối trong quá trình di chuyển trong đám cháy.

– Khi tiếp cận và tổ chức chữa cháy, cứu người bị nạn trong khu vực cháy có nhiều khói cần phải nhanh chóng mở các cửa, ô thoáng hoặc phá dỡ cấu kiện để tạo khoảng trống thoát khói (ưu tiên khu vực có người bị mắc kẹt), đồng thời triển khai quạt hút khói, quạt thổi khói (nếu có) để làm giảm nồng độ khói nhanh chóng, hỗ trợ việc tiếp cận cứu người bị nạn và chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.

  1. b) Tiếp cận an toàn đối với gian phòng, cửa căn nhà đang cháy:

– Trước khi mở cửa phòng hoặc cửa căn nhà đang cháy, cán bộ, chiến sỹ cần phải kiểm tra nhiệt độ cánh cửa (có thể sử dụng mu bàn tay để kiểm tra), sử dụng lăng đa tác dụng để phun nước làm mát khi cánh cửa đang có nhiệt độ cao và lợi dụng cánh cửa để che chắn người, tránh bị nhiệt, lửa tác động trực tiếp; khi cần bảo vệ người thoát nạn, ngăn cháy lan phải sử dụng lăng phun từ họng nước chữa cháy trong nhà hoặc các phương tiện, dụng cụ chữa cháy được trang bị tại nhà, công trình đó. Lưu ý, trước khi phun nước phải kiểm tra, xác định chắc chắn khu vực đó đã được cắt điện hay chưa để tránh bị điện gây thương vong.

– Khi trinh sát bên trong các khu vực có không gian kín, cán bộ, chiến sỹ phải nắm vững các dấu hiệu tạo ra sự bùng cháy đột ngột “hiện tượng back drapt” (là hiện tượng bùng cháy đột ngột xảy ra khi một lượng không khí mới nhanh chóng tràn vào trong khu vực đang diễn ra sự cháy thiếu ôxy với nhiệt độ đủ lớn) để tránh nguy hiểm do bị tác động từ hiện tượng này, cụ thể:

+ Dấu hiệu nhận biết hiện tượng “back drapt”: Lửa cháy trong một khoảng không gian hẹp, có rất ít khói khi nhìn từ ngoài vào, đám cháy như đang sắp tắt (do thiếu ô xy), khói gây sạm đen cửa kính và chuyển động dữ dội; khói đen trở nên dày đặc, không nhìn thấy ngọn lửa; màu khói cho thấy quá trình cháy không hoàn toàn, thường khói càng đậm thì sự cháy không hoàn toàn diễn ra càng mạnh; trong một không gian kín làm cho không khí bị hãm lại và tích tụ nhiệt quá mức; ít hoặc không nhìn thấy ngọn lửa, nếu có lửa, chúng thường có màu xanh lam; một dấu hiệu khác có thể là ngọn lửa trong khói lùa qua các khe hở của tòa nhà (các mái hiên của tòa nhà), hiện tượng quan sát thấy khói lùa qua khe hở của gian phòng và sau đó lại bị hút ngược trở lại.

+ Cách xử lý tình huống: Khi mở cửa phòng bị cháy phải kiểm tra tay nắm cửa và chú ý dùng cánh cửa để làm lá chắn, tránh bị lửa bùng ra gây tai nạn; mở từ từ các cửa sổ, ô thoáng hoặc khai thông lỗ thoáng trên mái để nồng độ ôxy giữa bên trong không gian kín và bên ngoài dần được cân bằng.

  1. c) Cách sử dụng lăng phun khi trinh sát trong khu vực đang cháy:

– Khi tiếp cận để tìm kiếm người bị nạn và chữa cháy, có thể sử dụng lăng đa tác dụng phun nước phân tán dạng sương áp lực cao (có thể pha dung dịch chất chữa cháy gốc nước) để làm giảm nhiệt vùng cháy, làm loãng nồng độ khói, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát, tiếp cận người bị nạn và gốc lửa.

– Đối với những gian phòng, căn nhà có hệ thống trần giả, vách, cấu kiện khác đang cháy mạnh, nguy cơ sập đổ cao, khi tiếp cận vào phải sử dụng lăng có phun tia nước đặc trực tiếp vào các cấu kiện này để nhằm đánh sập, đổ chúng trước khi tiến vào khu vực đó nhằm loại trừ nguy cơ bị các cấu kiện đó sập, đổ gây thương vong cho cán bộ, chiến sỹ.

– Đối với những khu vực đang cháy mà nghi ngờ có khả năng vẫn còn điện thì không được phun nước vào, trừ khi cán bộ, chiến sỹ đã mang trang phục cách điện thì có thể sử dụng lăng có khóa phun nước kiểu ngắt quãng với điều kiện cán bộ, chiến sỹ thao tác đã được huấn luyện thuần thục biện pháp phun nước kiểu này.

– Đối với các khu vực xác định có các thiết bị chứa khí, thiết bị làm việc dưới áp suất cao cần dùng lăng đa tác dụng phun nước làm mát với cường độ phun 0,18 l/s/m2 để bảo vệ và duy trì khả năng chịu lực, không bị biến dạng của các thiết bị chứa khí cho đến khi khoá được thiết bị hoặc lượng khí bị rò rỉ ra ngoài cháy hết.

  1. Khi triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Trên cơ sở thông tin thu thập từ quá trình trinh sát đám cháy, chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng quyết định hướng tấn công chính, đưa ra chiến kỹ thuật tổ chức chữa cháy, phân công các khu vực chiến đấu, như: Khu vực dập tắt đám cháy, khu vực làm mát, chống cháy lan, khu vực tập kết người bị nạn, sơ tán tài sản…

4.1. Cháy ở khu vực tầng hầm

– Đám cháy ở dưới các tầng hầm thường nhanh chóng phát triển lan rộng nên cần nhiều lực lượng, phương tiện của nhiều đơn vị cùng tham gia xử lý, do vậy chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng thành lập Ban chỉ huy chữa cháy, Ban tham mưu, tổ chức công tác hậu cần phục vụ chữa cháy (Tùy theo từng giai đoạn huy động lực lượng mà thành phần Ban chỉ huy chữa cháy, Ban tham mưu chữa cháy có sự bổ sung cho phù hợp). Đồng thời, tổ chức thiết lập hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm liên tục, thông suốt, trường hợp cần thiết phải có thiết bị kích sóng liên lạc vô tuyến để có thể liên lạc được với lực lượng chiến đấu dưới các tầng hầm.

– Chỉ huy chữa cháy yêu cầu lực lượng PCCC cơ sở phối hợp vận hành khai thác sử dụng tối đa hệ thống chữa cháy, hệ thống kỹ thuật của tòa nhà để chữa cháy như hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy tự động sprinklet, drencher, hệ thống thông gió, hút khói trong tầng hầm; triển khai các máy hút khói di động để thoát khói cưỡng bức làm giảm mật độ khói, khí độc trong tầng hầm (vị trí lắp đặt có thể trên ram dốc lối lên xuống tầng hầm);

– Đám cháy xảy ra ở dưới tầng hầm, khói tỏa ra dày đặc, các loại đèn chiếu sáng sự cố không đủ đáp ứng phục vụ các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ nên phải triển khai bổ sung các thiết bị chiếu sáng di động dưới các tầng hầm.

– Đám cháy lớn, phức tạp cần phải chữa cháy trong thời gian dài do vậy đòi hỏi lượng nước chữa cháy rất lớn, phải đưa các xe chữa cháy tiếp cận sử dụng các nguồn nước chữa cháy ở trong và ngoài cơ sở để bảo đảm cung cấp đủ lượng nước phục vụ chữa cháy.

– Trường hợp đám cháy phát triển lớn, có nhiều xăng dầu chảy loang dưới tầng hầm phải sử dụng các lăng phun bọt bội số nở trung bình để chữa cháy, đồng thời sử dụng các lăng phun nước để làm mát cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp chữa cháy và tìm kiếm cứu người bị nạn và làm mát các cấu kiện xây dựng trong đám cháy.

– Khi lực lượng, phương tiện của các đơn vị được huy động, điều động chi viện đến nơi, chỉ huy phải phân công nhiệm vụ chữa cháy ở các khu vực chiến đấu một cách cụ thể, rõ ràng.

4.2. Cháy ở khu vực trung tâm thương mại

– Phối hợp với lực lượng PCCC cơ sở để sử dụng các thang máy chữa cháy của tòa nhà để đưa lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy lên các tầng trên cao, tiếp cận khu vực cháy; khai thác sử dụng tối đa hệ thống chữa cháy, hệ thống kỹ thuật của tòa nhà để chữa cháy như hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy tự động sprinkler, drencher, hệ thống thông gió, hút khói trong tầng hầm; có thể triển khai bổ sung các máy hút khói di động để thoát khói cưỡng bức làm giảm mật độ khói, khí độc trong khu vực cháy;

– Trường hợp hệ thống chữa cháy bằng nước của tòa nhà không sử dụng được, phải triển khai sử dụng xe chữa cháy để đưa chất chữa cháy lên cao thông qua hệ thống đường ống khô của tòa nhà hoặc bằng đường vòi theo các cầu thang bộ lên cao, ưu tiên sử dụng các xe chữa cháy công nghệ bọt khí nén (công nghệ Cafs, Sky Cafs hoặc công nghệ 1 – 7) đối với đám cháy ở các tầng cao.

– Có thể sử dụng các thiết bị phá dỡ phá kính để thoát khói phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lưu ý quan sát để bảo đảm an toàn khu vực phía dưới.

– Trường hợp đám cháy phát triển lớn, sử dụng các lăng công suất lớn để chữa cháy, bên cạnh đó triển khai các các lăng phun nước để làm mát cho CBCS trực tiếp chữa cháy và tìm kiếm cứu người bị nạn và làm mát các cấu kiện của tòa nhà;

– Triển khai xe thang để triển khai chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các tầng trên cao, vị trí đỗ là khu vực đường nội bộ để đưa người bị nạn ra nơi an toàn nếu đường cầu thang bộ không thể sử dụng được.

– Đưa các xe chữa cháy tiếp cận sử dụng nguồn nước chữa cháy tại chỗ để triển khai các đội hình tiếp nước cho các xe chữa cháy đang chiến đấu tại mặt lửa, bảo đảm tiếp đủ nước liên tục cho các xe chữa cháy.

– Nếu cháy xảy ra vào ban đêm phải triển khai thiết bị chiếu sáng di động phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

– Khi lực lượng, phương tiện của các đơn vị được huy động, điều động chi viện đến nơi, chỉ huy phải phân công nhiệm vụ chữa cháy ở các khu vực chiến đấu một cách cụ thể, rõ ràng.

4.3. Cháy ở khu vực căn hộ hoặc phòng khách sạn

– Phối hợp với lực lượng PCCC cơ sở để sử dụng các thang máy chữa cháy của tòa nhà để đưa lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy lên các tầng trên cao, tiếp cận khu vực cháy; khai thác sử dụng tối đa hệ thống chữa cháy, hệ thống kỹ thuật của tòa nhà để chữa cháy như hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy tự động sprinkler, drencher, hệ thống thông gió, hút khói trong tầng hầm; có thể triển khai bổ sung các máy hút khói di động để thoát khói cưỡng bức làm giảm mật độ khói, khí độc trong khu vực cháy;

– Trường hợp cầu thang bộ bị khói, nhiệt độ cao đe dọa, không thể đưa nạn nhân thoát ra khỏi tòa nhà, có thể triên khai cứu người từ tầng 15 trở xuống bằng đội hình xe thang, đội hình cầu dây nghiêng, đội hình tụt dây cứu người, dòng dọc điện… tuy nhiên cần phải gia cố chắc các vị trí điểm neo bảo đảm an toàn. Những tòa nhà có bố trí phòng lánh nạn thì có thể hướng dẫn những người bị mắc kẹt trong tòa nhà tạm thời lánh nạn trong khi chờ đưa họ thoát ra khỏi toàn nhà.

– Trường hợp hệ thống chữa cháy bằng nước của tòa nhà không sử dụng được, phải triển khai sử dụng xe chữa cháy để đưa chất chữa cháy lên cao thông qua hệ thống đường ống khô của tòa nhà hoặc bằng đường vòi theo các cầu thang bộ lên cao, ưu tiên sử dụng các xe chữa cháy công nghệ bọt khí nén (công nghệ Cafs, Sky Cafs hoặc công nghệ 1 – 7) đối với đám cháy ở các tầng cao.

– Sử dụng các thiết bị phá dỡ phá kính để thoát khói phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lưu ý quan sát để bảo đảm an toàn khu vực phía dưới.

– Trường hợp đám cháy phát triển lớn, sử dụng các lăng công suất lớn để chữa cháy, bên cạnh đó triển khai các các lăng phun nước để làm mát cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp chữa cháy và tìm kiếm cứu người bị nạn và làm mát các cấu kiện xây dựng trong đám cháy;

– Đưa các xe chữa cháy tiếp cận sử dụng nguồn nước chữa cháy tại chỗ để triển khai các đội hình tiếp nước cho các xe chữa cháy đang chiến đấu tại mặt lửa, bảo đảm tiếp đủ nước liên tục cho các xe chữa cháy.

– Nếu cháy xảy ra vào ban đêm phải triển khai thiết bị chiếu sáng di động phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

– Khi lực lượng, phương tiện của các đơn vị được huy động, điều động chi viện đến nơi, chỉ huy phải phân công nhiệm vụ chữa cháy ở các khu vực chiến đấu một cách cụ thể, rõ ràng./.

Theo Bá Tuấn – Hà Sơn (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)