web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Thang thoát nạn khẩn cấp bằng kim loại – Giải pháp thoát nạn an toàn cho nhà và công trình

Giới thiệu chung

Thực trạng

Trong bối cảnh thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra những đám cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân, đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về các giải pháp thoát nạn khẩn cấp an toàn chủ động cho nhà và công trình tại Việt Nam.

 

Số liệu thống kê của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH năm 2022 cho thấy, số đám cháy phần lớn xảy ra tại công trình nhà dân và cơ sở sản xuất kinh doanh, tập trung tại các địa bàn các thành phố, thị trấn, nơi có mật độ dân cư cao.

 

Về thiệt hại, mặc dù số lương đám cháy nghiêm trọng chiếm gần 3.15% tổng số vụ cháy (55/1744 vụ), nhưng có mức thiệt hại về tài sản chiếm 95.5%, về số người chết 94% (110/117 người) và bị thương chiếm 41.86% (36/86 người).

Từ đó có thể thấy, giải pháp thoát nạn khẩn cấp an toàn chủ động cho người dân tại nhà ở, công trình gắn với kết hợp hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ góp phần quan trọng đảm bảo giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra các đám cháy.

Phân loại thiết bị thoát nạn khẩn cấp

Trên thế giới, thiết bị thoát nạn khẩn cấp được quy định cụ thể về chủng loại và phạm vi ứng dụng phù hợp tại các văn bản pháp lý như Luật PCCC, các văn bản hướng dẫn thực thi khác. Ví dụ, tại Nhật Bản, thiết bị thoát nạn khẩn cấp được quy định gồm 8 loại cơ bản:

1. Thang thoát nạn khẩn cấp

  1. Thiết bị thoát nạn khẩn cấp thả chậm
  2. Túi thoát nạn khẩn cấp
  3. Máng trượt thoát nạn khẩn cấp
  4. Ống trượt thoát nạn khẩn cấp
  5. Dây thoát nạn khẩn cấp
  6. Cầu thoát nạn khẩn cấp
  7. Tarup thoát nạn khẩn cấp

Ưu nhược điểm của các phương tiện thoát nạn khẩn cấp

 

Thang thoát nạn là giải pháp thoát nạn phổ biến được sử dụng tại các nước trên thế giới. Các loại sản phẩm thang thoát nạn phổ biến bao gồm: thang dây, thang ngoài nhà bằng kim loại và thang cố định kim loại gấp vào được. Mỗi một loại sản phẩm có các ưu điểm và hạn chế riêng, về hình thức, phương pháp lắp đặt, độ ổn định, giá thành… (Bảng 2)

 

 

Đặc điểm của một số loại thang thoát nạn khẩn cấp dành cho nhà và công trình

 

Ứng dụng của thang thoát nạn khẩn cấp ở một số nước trên thế giới

 

Thang thoát nạn khẩn cấp

 

Đối với nhà và công trình riêng lẻ, thang thoát nạn khẩn ấp được trang bị ở những nơi có khả năng thoát nạn mà không có phương tiện thoát nạn nào thay thế. Mặc dù tất cả các tòa nhà hiện đại đều có cửa sổ/ khoang thoát nạn khi cháy, những tòa nhà này vẫn phải dựa vào lực lượng cứu hỏa đến giải cứu. Khi được trang bị thang thoát nạn khẩn cấp kim loại, nhà và công trình riêng lẻ sẽ có một lối thoát an toàn thứ cấp chủ động, đáp ứng việc thoát nạn khẩn cấp khẩn cấp kịp thời.

 

Trong các cơ sở thương mại, thang thoát nạn khẩn cấp có thể giải quyết vấn đề cung cấp không đầy đủ các lối thoát nạn được xác định thông qua đánh giá rủi ro cháy. Ví dụ, nếu các tòa nhà văn phòng cao tới 10m có các đoạn có thể bị cắt khỏi các lối thoát nạn do cháy, thang thoát nạn khẩn cấp có thể là một phương tiện khả thi để tạo lối thoát nạn thứ cấp. Vị trí và số lượng thang phụ thuộc vào số lượng người, diện tích và mức độ yêu cầu an toàn của tòa nhà theo quy định để trang bị một cách thuận tiện, linh hoạt, kể cả trong trường hợp diện tích mặt bằng hạn chế. Loại thang thoát nạn khẩn cấp được chấp nhận nhất trong các tòa nhà thương mại, nhà ở, công trình riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh là thang thoát nạn khẩn cấp gấp được lắp đặt bên ngoài công trình.

 

Hiện nay, thang thoát nạn khẩn cấp (bằng kim loại) là giải pháp được ứng dụng phổ biến nhất cho nhà và công trình, xuất pháp từ các ưu điểm nổi bật về khả năng thoát hiểm cho nhiều người cùng lúc, tiết kiệm diện tích khi lắp đặt. Do được lắp đặt cố định với công trình nên thang luôn sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp ở bất cứ thời gian nào, có khả năng kích hoạt gần như tức thời. Vật liệu chế tạo phổ biến bằng hợp kim nhôm hoặc kim loại khác có khả năng chịu được tác động của các điều kiện thời tiết ngoài trời, có tuổi thọ và độ bền vững, ổn định khi vận hành cao (ưu điểm hơn dây thoát hiểm). Ngoài ra, so với các phương án thoát hiểm bằng thang, thang thoát nạn khẩn cấp kim loại còn cho phép lực lượng hỗ trợ di chuyển từ dưới lên các tầng trên (ưu điểm hơn máng trượt, ống trượt, cầu thoát nạn…) khi cần tiếp cận các khu vực có đám cháy.

 

Thang thoát nạn khẩn cấp bằng kim loại

Thang là phương tiện tiếp cận cố định có góc nghiêng từ trên 75o đến 90o và các thành phần nằm ngang của nó là các thanh. Thang thoát nạn khẩn cấp là một loại thang đơn giản được sử dụng để thoát nạn thông qua cửa sổ khi có cháy xảy ra. Thang thoát nạn khẩn cấp chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ trong các tình huống khi các lối thoát nạn bị chặn bởi khói, lửa và không có cách nào khác để thoát ra; bổ sung phương pháp thoát nạn hiệu quả không cần đợi sự can thiệp của Cảnh sát PCCC&CNCH, đặc biệt là dạng nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp kinh doanh. Thang thoát nạn khẩn cấp thường được phân loại theo cách lắp đặt, gồm thang cố định, thang đứng và thang treo.

 

+ Thang cố định là loại thang cố định vào vật/cấu kiện ngăn cháy (có thể thu vào). Các thanh ngang được gấp cất vào cùng thanh dọc, và có thể mở ra để sử dụng, hoặc loại có kết cấu mà phần dưới có thể gấp lại hoặc kéo dài.

+ Thang đứng là loại thang tựa vào vật/cấu kiện ngăn cháy.

+ Thang treo là loại thang treo từ vật/cấu kiện ngăn cháy. Thang treo có cửa sập là các thang treo, được cất giữ trong cửa sập dành cho thiết bị thoát nạn khẩn cấp (loại được cố định dạng cửa sập cho phép cất trữ thang thoát nạn khẩn cấp bằng kim loại ở trạng thái có thể sử dụng mọi lúc). Giới hạn ở những loại có kết cấu mà các phần nhô ra không tiếp xúc với các vật dụng ngăn cháy trong quá trình sử dụng.)

Một số thang thoát nạn khẩn cấp được kẹp vào chốt có mắt cố định vào tường hoặc thanh kim loại được lắp cố định vào tường. Thang thoát nạn khẩn cấp cao cấp hơn được lắp đặt cố định vĩnh viễn vào cấu kiện sàn của tòa nhà hoặc được lắp dưới dạng thang gấp vào tường bên ngoài.

 

 

Tiêu chuẩn và quy trình đánh giá chất lượng thang thoát nạn khẩn cấp bằng kim loại tại các nước

 

Hiện nay, các nhà sản xuất và cơ quan quản lý đã ban hành và ứng dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm thử nghiệm, chứng nhận các sản phẩm đạt yêu cầu an toàn hết sức khắt khe đối với loại sản phẩm thang thoát nạn khẩn cấp kim loại. Có hai cách tiếp cận chính: áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng chung đã có liên quan đến thang kim loại; Xây dựng bộ tiêu chuẩn độc lập, áp dụng cho thang thoát nạn khẩn cấp kim loại. Trong đó, cách tiếp cận thứ nhất sử dụng phổ biến tiêu chuẩn ISO 1422-4:2004 và EN 131-2:2010+A2. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng chung của nhiều quốc gia là xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp thử nghiệm độc lập dành cho thang thoát nạn khẩn cấp, nhằm đảm bảo quy trình thống nhất trong quản lý, kiểm định, sử dụng thiết bị an toàn liên quan đến hoạt động PCCC&CNCH.

Các tiêu chí và phương pháp thử nghiệm cụ thể, bao gồm:

– Yêu cầu về kết cấu

– Yêu cầu về vật liệu chế tạo

– Yêu cầu về độ bền: tải trọng tĩnh, độ võng an toàn, chống vặn xoắn, chống ăn mòn…

– Yêu cầu về ghi nhãn

– Các yêu cầu khác: phụ kiện, tính năng mở rộng (nếu có)…

 

Giải pháp áp dụng thang thoát nạn khẩn cấp bằng thang kim loại tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam, từ thực tiễn cháy nổ thời gian vừa qua cho thấy yêu cầu đặt ra đối với giải pháp thoát nạn khẩn cấp là nhu cầu cấp bách. Qua kinh nghiệm ứng dụng của các nước trên thế giới cũng đã khẳng định giá trị thiết thực góp phần cung cấp giải pháp thoát hiểm an toàn của của thang thoát hiểm khẩn cấp bằng kim loại, với các ưu điểm nổi bật và ngày càng được phát triển rộng rãi, cả về tính ứng dụng, chủng loại và các quy chuẩn quản lý của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có quy định về việc lắp đặt, sử dụng, cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thang thoát nạn khẩn cấp cố định bằng kim loại trong các loại công trình. Những giải pháp cụ thể nhằm ứng dụng một cách hiệu quả giải pháp thoát nạn khẩn cấp bằng thang kim loại gồm:

– Bổ sung các điều khoản yêu cầu lắp đặt thang thoát hiểm như một lối thoát hiểm thứ cấp chủ động dành cho nhà và công trình tại Quy chuẩn quốc gia về an toàn PCCC dành cho công trình, TCVN về thiết kế dành cho nhà ở riêng lẻ, và các quy định liên quan

– Bổ sung thang thoát hiểm kim loại cố định vào danh mục thiết bị PCCC và CHCN dành cho nhà và công trình tại các quy định về PCCC và CHCN: Luật PCCC sửa đổi, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật PCCC (sửa đổi), Quy chuẩn quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình, Quy chuẩn ký thuật quốc gia về Phương tiện phòng cháy và chữa cháy, TCVN về PCCC-Phương tiện, hệ thống PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí; và các văn bản liên quan

– Xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử dành cho Thang thoát nạn khẩn cấp cố định bằng kim loại

– Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, người dân và doanh nghiệp về giải pháp thoát hiểm an toàn trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn

– Tăng cường phối hợp, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong hoạt động nghiên cứu, chế tạo và cung cấp các sản phẩm, giải pháp thoát hiểm an toàn chủ động.

– Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm định, quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về PCCC đối với các sản phẩm liên quan đến thoát hiểm an toàn trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

 

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH