web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Bọt chữa cháy và sự ảnh hưởng đến môi trường (Phần 2)

Bọt chữa cháy công nghệ mới không gây ảnh hưởng đến môi trường đã đạt được những bước tiến mới có thể thay thế bọt chữa cháy AFFF. Tuy nhiên cần thời gian và những việc làm đồng bộ khi triển khai.

Bọt AFFF có chứa flo nên có hai cơ chế để dập tắt đám cháy: Một là, khi kết hợp nước với chất tạo bọt AFFF từ 3-6 % sẽ tạo ra hỗn hợp sủi bọt với hàng tỷ bong bóng nhỏ, đủ nhẹ để phủ lên bề mặt của nhiên liệu đang cháy và cách ly với nguồn oxy trong không khí; Hai là, flo cũng có chứa một điện tích đủ để đẩy nhiên liệu tạo ra một lớp màng cực nhỏ giữa các bong bóng và bề mặt của nhiên liệu, nó giúp giữ lại hơi nhiên liệu và một phần làm mát nhiên liệu.

Qua hơn một thập kỷ, các nhà khoa học đã nghiên cứu các sản phẩm bọt để thay thế AFFF, được công bố là không có flo (thành phần quan trọng trong bọt AFFF và là nguồn tạo ra PFAS). Những sản phẩm bọt không chứa flo này không tạo màng trên nhiên liệu. Chúng hoạt động đơn giản bằng cách cung cấp một rào cản vật lý gồm các bong bóng chứa hơi nhiên liệu và ngăn không cho chúng tiếp xúc với oxy. Do không tạo được lớp màng điện tích nên dung dịch bọt dễ dàng bị chìm xuống bên dưới lớp nhiên liệu và làm tan đi lớp bong bóng bọt.

 

Hình ảnh dùng bọt chữa đám cháy bồn chứa xăng dầu ở Luân Đôn, Anh (Nguồn: Getty Images)

 

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các loại bọt mới, người ta đã thực hiện các buổi thử nghiệm dập tắt đám cháy. Trong quá trình thử nghiệm đã rút ra được một số khác biệt so với bọt AFFF: Quá trình dập tắt đám cháy của bọt, trên bề mặt đám cháy đã có những khu vực bọt bị tan ra và đám cháy phát triển trở lại ở nhũng khu vực đó; Lượng bọt và thời gian dập tắt đám cháy bằng các loại bọt mới có thể cần đến gấp đôi so với bọt AFFF.

Từ những đặc điểm kém ưu thế hơn của bọt công nghệ mới so với AFFF trong dập tắt đám cháy đã đặt ra câu hỏi liệu có thực sự an toàn khi trang bị cho các khu vực yêu cầu bảo đảm an toàn cao như khu quân sự, sân bay, kho xăng dầu… hay không. Để nâng cao hiệu quả chữa cháy cho các loại bọt này, các tổ chức đã không ngừng nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm, cho đến nay đã có một nửa trên tổng số khoảng 70 loại bọt công nghệ mới trên thị trường đạt được yêu cầu kiểm định nghiêm ngặt của những tổ chức có uy tín như UL. Tại Hoa Kỳ, vào năm 2019 Quốc hội đã thông qua đạo luật, yêu cầu Hải quân thực hiện chuyển đổi hoàn toàn sang bọt không chứa flo chậm nhất đến tháng 10 năm 2024. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang loại bọt mới cần thực hiện đồng bộ với các giải pháp phù hợp với loại bọt mới để nâng cao hiệu quả dập tắt đám cháy như: Huấn luyện kỹ chiến thuật chữa cháy; chuyển đổi trang thiết bị…

 

Mô tả sự cách ly nhiên liệu cháy bằng bọt chữa cháy (Nguồn: Essential Factor of Perfluoroalkyl Surfactants Contributing to Efficacy in Firefighting Foams – Anirudha Banerjee, Yihan Liu).

 

Ở Việt Nam hiện nay gần như chưa có sự tiếp cận với các loại bọt công nghệ mới, do đó việc chuyển đổi sang các loại bọt này để bảo vệ môi trường chỉ đang ở mức tiếp nhận và cảnh báo thông tin. Đồng thời khi chuyển đổi ở các quốc gia chưa phát triển phải cân nhắc đến hiệu quả về kinh tế – xã hội – môi trường vẫn là bài toán khó lựa chọn. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này vẫn phải được tính đến ngay từ bây giờ để tránh lãng phí trong quá trình đầu tư trong tương lai và trong quá trình giải quyết hậu quả để lại của lượng AFFF đang sử dụng trong các cơ sở.

Theo Thanh Tuấn (Cục cảnh sát PCCC&CNCH)