web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Bọt chữa cháy và sự ảnh hưởng đến môi trường (Phần 1)

Các bọt chữa cháy hiện đang sử dụng có hiệu quả cao trong việc dập tắt các đám cháy, tuy nhiên chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

 

Vào đầu những năm 1960, lực lượng hải quân Mỹ đã phối hợp với công ty 3M để phát triển một loại bọt có thể chữa các đám cháy nhiên liệu xăng dầu trên các con tàu của họ. Nhờ vậy vào năm 1966, lực lượng hải quân Mỹ đã được nhận bằng sáng chế cho loại bọt chữa cháy chúng ta vẫn đang sử dụng ngày nay gọi là bọt AFFF.

 

Tuy nhiên đến những năm 1970, các nhà khoa học và chuyên gia y tế đã đưa ra những lo ngại về tác hại của thành phần có trong bọt chữa cháy AFFF, được gọi là per- và polyfluoroalkyl, hay còn gọi là PFAS. Ước tính có khoảng 9000 loại hợp chất PFAS khác nhau, tồn tại không chỉ trong bọt chữa cháy AFFF mà còn tìm thấy dễ dàng trong đời sống hàng ngày như trong các vỏ, hộp đựng thức ăn… PFAS là các hợp chất có thành phần liên kết giữa chuỗi cácbon và flo. Đây là loại liên kết hóa học mạnh hơn bất kì liên kết nào trong tự nhiên, do đó chúng không bị phá vỡ trong môi trường cũng như trong cơ thể con người hay cơ thể động vật. Vì vậy, chúng còn được mô tả là loại hóa chất vĩnh viễn. Các loại hóa chất này tăng nguy cơ ung thư và các bệnh khác như tăng cholesterol, bệnh tuyến giáp, tổn thương gan và thận, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sinh con nhẹ cân và ức chế miễn dịch.

Ảnh: Hợp chất PFAS (nguồn: ).

 

Thực tế cho thấy bọt chữa cháy sau khi sử dụng không được xử lí hay thu hồi (trong quá trình huấn luyện, chữa cháy, hay thau rửa dụng cụ, phương tiện chữa cháy). Qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu đã chỉ ra các con số đáng quan tâm: Tính đến tháng 10/2021, đã có 2.800 địa điểm ở 50 tiểu bang và vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ bị ô nhiễm PFAS; Khoảng 4% trong số các hệ thống nước công cộng của Hoa Kỳ có phát hiện nhiễm PFAS theo khảo sát từ năm 2013 đến năm 2015; có 98% trong mẫu huyết thanh của 2.100 người ở khắp nước Mỹ được phát hiện có PFAS vào năm 2007.

 

Ảnh: Lính chữa cháy sử dụng bọt trong huấn luyện (Nguồn: ).

 

Rõ ràng trong thời gian qua, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, vấn đề ảnh hưởng của bọt AFFF đến sức khỏe và môi trường chưa được quan tâm. Những người lính chữa cháy lâu năm cũng trả lời trong các cuộc phỏng vấn rằng họ thực sự chưa nhận được những lời cảnh báo về ảnh hưởng của bọt AFFF đến sức khỏe của bản thân, do đó gần như không hề có ý thức cũng như trang bị bảo hộ trong quá trình sử dụng bọt trong chữa cháy, luyện tập…. Vì vậy, đã đến lúc phải đưa ra các giải pháp hạn chế, thay thế nhằm làm giảm sự ảnh hưởng của bọt chữa cháy đến môi trường và sức khỏe con người./.

Theo Nguyễn Thanh Tuấn

Cục Cảnh sát PCCC&CNCH

Nguồn tài liệu tham khảo: www.nfpa.org