web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những vấn đề cần lưu ý trong tổ chức cứu nạn, cứu hộ trong sự cố sập đổ nhà, công trình

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng hằng năm luôn đứng đầu về số vụ và số người chết. Năm 2022, cả nước xảy ra 972 vụ tai nạn lao động gây thiệt hại về người và tài sản. Số vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm 15% (chiếm tỷ lệ cao nhất). Cùng với đó, việc tiềm ần những nguy cơ mất an toàn, sự cố, tai nạn diễn ra liên quan đến sập đổ công trình ngày một nhiều hơn, phức tạp và gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

 

Chỉ tính riêng năm 2022, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã thực hiện 88 vụ CNCH sập đổ công trình, tăng 200% so với năm 2021 (44 vụ). Điều đó có thể thấy, khi đất nước càng phát triển, mật độ xây dựng các loại hình công trình càng gia tăng nhanh chóng, đòi hỏi lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH phải trang bị lực lượng, phương tiện, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cán bộ chiến sỹ (CBCS) và cần phải đưa ra các phương án, cập nhật kiến thức mới phù hợp đối với các loại hình cụ thể tại Việt Nam (như: Nhà liên kế, chung cư, nhà ở kết hợp kinh doanh, công trình công cộng…).

 

1.Lập kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện

Việc phá dỡ an toàn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, tay nghề và kiến thức về phá dỡ của CBCS tham gia phá dỡ. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều khâu phải được các cấp chỉ huy rà soát, đánh giá nghiêm túc trước khi cho phép CBCS thực hiện việc phá dỡ phục vụ cứu nạn phải được giám sát bởi người chỉ huy không chỉ có kinh nghiệm trong lĩnh vực phá dỡ mà còn phải hiểu biết những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng (trường hợp cần thiết phải huy động kỹ sư xây dựng, kết cấu tham gia ban tham mưu). Trước hết phải nghiên cứu tính chất vật lý và thiết kế của nhà, công trình cần phá dỡ phục vụ cứu nạn để tìm phương án thích hợp. Dù công trình bằng bê tông, gạch, thép, hay gỗ thì bên trong nó cũng tập trung nhiều nội lực và ứng suất. Các lực và phản lực nay cần bằng khi công trình được hoàn thiệt, tạo ra sự cân bằng và ổn định cho toàn bộ cấu trúc. Khi tập trung hoặc di chuyển các tải trọng sẽ tạo ra sự mất cân bằng cấu trúc đó và có thể gây sập đổ toàn bộ hoặc cục bộ. Một số công trình mới cũng có những vẫn đề đặc biệt như kết cấu có ứng suất tập trung hoặc gia cường ứng suất trong quá trình thi công. Có thể tìm hiểu những vẫn đề này bằng cách trao đổi với chủ nhà, công trình hoặc với chính quyền địa phương. Từ đó đề ra phương án tháo dỡ nhà, công trình đúng với quy trình phá dỡ, các yêu cầu về máy móc, thiết bị, các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết.

Trong quá trình tổ chức phá dỡ nhà, công trình phải tập trung theo dõi tình trạng sức khỏe nạn nhân, trường hợp cần thiết phải yêu cầu đơn vị y tế tổ chức truyền nước để duy trì sự sống trong quá trình thực hiện các biện pháp cứu nạn

Phá dỡ là công việc nguy hiểm, có khả năng rủi ro cao, đòi hỏi CBCS thực hiện phải luôn luôn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như: mũ, quần áo bảo hộ, kính, gắng tay… để phòng bụi, mảnh vật liệu hay bu lông, đinh vít rơi vào người….

Tập huấn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân là một phần thiết yếu trong chương trình huấn luyện các nguyên tắc an toàn khi phá dỡ.

Trước khi bắt đầu phá dỡ, tất cả nhưng nguồn cung cấp năng lượng, điện, nước cho công trình phải tạm thời ngừng hoạt động để ngăn ngừa rùi ro có thể xảy ra do điện giật, cháy, nổ hoặc úng lụt. Bố trí lực lượng, phương tiện ngăn cản những người không phận sự vào khu vực đang phá dỡ công trình CNCH.

 

2.Yêu cầu trong quá trình tổ chức phá dỡ nhà, công trình

Lập kế hoạch phá dỡ phục vụ cứu nạn, cứu hộ và phải tuyệt đối tuần thủ kế hoạch đó.

Phải bảo đảm các điền kiện an toàn cho người tham gia CNCH.

Phải có sơ đồ và phương an tháo dỡ cụ thể.

Phải thực hiện đúng quy trình phá dỡ.

Mục đích của quy trình này là tránh việc người tham gia CNCH có thể rơi hoặc ngã từ trên cao xuống. Nói chung, một quy trình tốt là tư phá dỡ hạ độ cao công trình (ngược lại và quy trình xây). Không được chất đống những mảnh vụn lại có thể gây qua tải cho cấu trúc. Nên dùng bằng trượt hoặc máng dốc để chuyển phế liệu vụn thay cho việc ném xuống dưới, ngay cả kho có thể ném xuống bãi trống. Tránh những trường hợp làm việc trực tiếp trên những công trình đang pha dỡ như đứng trên đỉnh một bức tường gạch. Làm như vậy có nghĩa là người CNCH vừa không có chỗ bám lại vừa không có chỗ đứng chắc chắn.

 

3.Đối với nhà, công trình sập đổ có bình chứa và thùng kín

Một số trường hợp phá dỡ tạo lối vào tìm kiếm, cứu người bị nạn cần phải sử dụng những thiết bị cưa, cắt, khoan, đục dễ tạo ra các tia lửa nếu trong các bình chứa hoặc thùng kín vẫn còn khó thì có thể dẫn đến cháy nổ, dẫn tới tử vong cho người CNCH và người bị nạn. Đảm bảo an toàn cho những thiết bị là tối cần thiết và người tham gia CNCH phải tuyệt đối chấp hành nội quy làm việc.

 

4.Những nhân tố có hại cho sức khỏe khi phá dỡ

Những nhân tố ảnh hưởng có hại cho sức khỏe và cơ thể thường xuyên xuất hiện trong công việc phá dỡ như bụi, khói độc sinh ra khi máy móc vận hành trong môi trường làm việc chưa được don dẹp vệ sinh. Ngoài ra còn một số nhân tố khác như khói độc sinh ra khi hàn cắt vật liệu được sơn phù bằng loại sơn kẽm hoặc sơn catmi có chất chì. Việt hít phải khi độc hoặc bùi từ các hóa chất sinh ra cũng có tác hại lâu dài đối với con người. Vì vậy, triển khai các phương pháp, biện pháp CNCH phải có đánh giá mức độ nguy hiểm của công việc, có dự kiến các trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp, mặt nạ phòng độc và các phương tiện cấp cứu.

 

Hít phải bụi từ các vật liệu có chứa amiăng là một mối nguy hiểm mà CBCS khi phá dỡ phải chịu nhiều hơn bất cứ loại công việc nào khác. Đặc biệt, loại amiăng xanh là loại nguyên liệu được dùng phổ biến trong các loại sơn phun chống cháy hoặc cách nhiệt cho cột, trần nhà. Cần phải hết sức thận trọng để không làm ổ nhiễm không khí và hít phải loại bụi này. Các loại vật liệu chứa amiăng cần được tẩy rửa và cách ly bằng một công đoạn khác do những người đã được huấn luyện chu đáo, có đeo bình dưỡng khí, mặc quần áo bảo hộ thực hiện. Nếu có thể thì việc tẩy bỏ chất amiăng nên dùng phương pháp ướt hơn là phương pháp khô.

Người chỉ huy phải có những biện pháp an toàn đăc biệt cho người tham gia CNCH để phòng chống các loại bụi nói trên bằng cách trong suốt quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, người CNCH phải mang thiết bị thở loại cách ly.

 

5.Một số nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn trong tổ chức tháo dỡ cấu kiện, công trình

Chọn những phương án tháo dỡ không hợp lý.

Vị trí thao tác, thực hiện nhiệm vụ không an toàn.

Nhà, công trình đổ sập ngoài dự tính hoặc các công trình kế bên đổ do không gia cố./.

Theo Huy Khánh (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)