web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Tọa đàm, trao đổi về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội Khóa XV

Ngày 24/3/2023, Cục Truyền thông Công an nhân dân (CAND) phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tọa đàm, trao đổi cung cấp thông tin tới báo chí về các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong – Cục trưởng Cục Truyền thông CAND chủ trì buổi tọa đàm. Tham dự buổi tọa đàm còn có đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát Quản lý về trật tự xã hội, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, thành viên Tổ soạn thảo các dự án Luật của Bộ Công an và đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí truyền thông, phóng viên trong và ngoài lực lượng CAND.

Thời gian qua, Bộ Công an đã chủ trì soạn thảo 08 dự án Luật, trong đó có 03 dự án Luật trình Quốc hội khóa XV, tại kỳ họp thứ 5, gồm: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND; Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Tại buổi tọa đàm, Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong – Cục trưởng Cục Truyền thông CAND đã nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền để lan tỏa mạnh mẽ, giúp các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về sự cần thiết, vị trí, vai trò của các dự án Luật đối với xã hội và công tác đảm bảo an ninh trật tự. Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong đề nghị các phương tiện báo chí, truyền thông, bằng những nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, bảo đảm chính xác, kịp thời và thống nhất tuyên truyền về các dự án luật đạt hiệu quả.

Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong – Cục trưởng Cục Truyền thông CAND phát biểu tại buổi tọa đàm.

Thay mặt Ban Tổ chức, Đại tá Trần Nguyên Quân – Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an, đã làm rõ sự cần thiết phải ban hành Luật, mục đích, quan điểm, quá trình xây dựng và những nội dung lớn trong các dự thảo Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 5.

Đại tá Trần Nguyên Quân – Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an nêu một số nội dung cơ bản của 03 dự án Luật.

Trong đó, dự án Luật Sửa đổi, một số điều của Luật CAND nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung quy định và tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân Công an để thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản, quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Cảnh sát Cơ động mới ban hành; Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam…

Đối với dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, theo Đại tá Trần Nguyên Quân, Luật cơ bản điều chỉnh, thay đổi vị trí, chức năng của lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách từ vị trí, chức năng quản lý, trực tiếp thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự sang vị trí, chức năng là lực lượng hỗ trợ Công an cấp xã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và làm nòng cốt trong xây dựng mô hình tự quản, tự bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Việc kiện toàn, sắp xếp và bố trí thống nhất lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không làm tăng biên chế, không làm tăng chi ngân sách nhà nước, không chồng chéo, không mâu thuẫn với các văn bản luật khác.

Về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Đại tá Trần Nguyên Quân cho biết, đến nay Bộ Công an đã tiến hành cấp hơn 98 triệu số định danh cá nhân cho công dân trên toàn quốc, tiến hành cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho người đủ điều kiện cấp thẻ. Đây là cơ sở quan trọng để xác lập danh tính điện tử của công dân, góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số.

Đại diện Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng – Cục trưởng cho biết: Việc xây dựng các dự án Luật là hết sức cần thiết, đặc biệt dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đang thu hút được sự quan tâm rất lớn của các Bộ, Ban, Ngành và nhân dân cả nước.

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng – Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an phát biểu tại tọa đàm.

Việc xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) nhằm phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã có bảo đảm giải quyết các thủ tục phục vụ công dân chính xác và thuận lợi. Đặc biệt, việc xây dựng dự án luật sẽ nhằm phục vụ công dân số. Trong đó, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú… thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú… để tạo thuận lợi và tính riêng tư cho công dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước. Đặc biệt, việc cấp thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước. Việc cấp thẻ cho công dân dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu.

Phóng viên đặt câu hỏi trong buổi tọa đàm.

Đại biểu, khách mời chụp ảnh lưu niệm.

Buổi tọa đàm đã thu hút được đông đảo ý kiến, các câu hỏi của đội ngũ phóng viên báo chí trong và ngoài lực lượng CAND. Sau các buổi tọa đàm, Cục Truyền thông CAND sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức các đoàn phóng viên thâm nhập thực tế tại các địa bàn cơ sở, nhằm phản ánh chân thực, khách quan sinh động thực tế công tác chiến đấu của lực lượng CAND để làm nổi bật sự cần thiết khi ban hành các dự án Luật, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân./.

 

PV