web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Quảng Ninh: Hội nghị chuyên đề công tác PCCC và CNCH năm 2023

Chiều 29/3/2023, tại Thành phố Hạ Long, Đồng chí Bùi Văn Khắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đảo Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) tỉnh chủ trì Hội nghị Chuyên đề về công tác PCCC&CNCH năm 2023. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các sở ngành liên quan, Hội nghị được truyền trực tuyến đến tất cả các huyện, thị xã thành phố trong tình. 

 

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo PCCC&CNCH tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 16.734 cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy. Năm 2022 và quý 1 năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 33 vụ cháy, nổ làm 01 người chết, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng gần 20 tỷ đồng và trên 52ha rừng. Các sự cố cháy nhỏ đều đã được lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH  phối hợp với các lực lượng PCCC tại chỗ dập tắt kịp thời, gây hậu quả không đáng kể. Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH và các lực lượng PCCC tại chỗ đã tổ chức cứu nạn, cứu hộ 30 vụ tai nạn, sự cố; cứu được gần 40 người, đưa đến nơi an toàn; tìm được xác 10 nạn nhân; di chuyển tài sản cho 08 hộ dân bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. So với cùng kỳ năm 2021, số vụ cháy, nổ giảm nhưng thiệt hại do cháy tiếp tục tăng.

 

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC&CNCH, xây dựng phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC&CNCH tiếp tục được quan tâm, triển khai đồng bộ. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã xây dựng được gần 400 mô hình; trong đó có 189 mô hình “khu dân cư an toàn PCCC” tại 177/177 đơn vị hành chính cấp xã; 60 mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại 13/13 địa phương; 109 mô hình “Điểm chữa cháy công cộng”. Đặc biệt, ngoài lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành, hiện nay 100% đội viên các đội dân phòng tại các thôn, khu, khe, bản trong toàn tỉnh đều đã được lực lượng Công an tổi chức huấn luyện nghiệp vụ về PCCC.

 

Công tác thanh tra, kiểm tra về PCCC&CNCH tiếp tục được các ngành chức năng thực hiện thường xuyên, bảo đảm theo đúng quy định. Đặc biệt, thực hiện Kế hoạch số 513/KH-BCA-C07, ngày 07/10/2022 về tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC&CNCH trên phạm vi toàn quốc, Công an tỉnh đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện; đến ngày 14/12/2022 đã hoàn thành tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC&CNCH đối với 16.734/16.734 cơ sở (đạt tỉ lệ 100%). Qua kiểm tra, lực lượng Công an Công an đã rà soát, thống kê được 327 công trình còn tồn tại vi phạm chưa được nghiệm thu về PCCC đã được đưa vào sử dụng, trên địa bàn 12/13 địa phương cấp huyện (trừ Tiên Yên). Lực lượng chức năng đã ra quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ hoạt động đối với 97 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính đối với 52 cơ sở.

 

Tham luận tại Hội nghị, đại diện các sở, ngành địa phương đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế liên quan đến công tác PCCC. Trong đó, toàn tỉnh hiện có trên 53% cở sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC là nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Do ban đầu thiết kế công năng là nhà ở hộ gia đình, sau đó chuyển đổi mục đích kết hợp sản xuất, kinh doanh nên phần lớn các cơ sở này không bảo đảm các điều kiện PCCC về lối thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh. Nhiều Chợ truyền thống cũ đã xuống cấp, không đảm bảo về giao thông, khoảng cách, an toàn điện… tiềm ẩn nguy cơ gây cháy. Trong tổng số 133 chợ, 10 Trung tâm thương mại trên toàn tỉnh vẫn còn 34 chợ tồn tại về công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC. Bên cạnh đó, việc xử lý các công trình còn tồn tại vi phạm về PCCC, nhất là các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC còn chậm … Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện cũng còn thiếu, đặc biệt là bộ phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ trên cao và trong không gian hạn chế; Thiết bị chữa cháy dành cho các đội dân phòng còn thiếu.

 

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Đồng chí Bùi Văn Khắng – Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo PCCC&CNCH tỉnh đánh giá cao các ý kiến tham luận tại hội nghị. Khẳng định: quan điểm phải lấy phòng cháy là trọng tâm. Các cơ quan đơn vị, địa phương phải tiếp tục tập trung mọi nguồn lực làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy. Tiếp tục đẩy mạnh thực thi thượng tôn pháp luật trong thẩm duyệt, kiểm tra xử lý PCCC; siết chặt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy; xử lý nghiêm minh và công khai kết quả xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng; kiên quyết “không phạt cho tồn tại”. Đồng chí yêu cầu, các thành viên Ban chỉ đạo PCCC&CNCH tỉnh, đã nhận diện được tồn tại khó khăn thì phải tham mưu, chỉ ra được cách để khắc phục. Kiên quyết 3 quý còn lại của năm 2023 phải giảm thiểu nguy cơ cháy, thiệt hại do cháy.

 

Đồng chí nhấn mạnh, các đơn vị địa phương cần phải tiếp tục tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo cơ quan đơn vị, nêu cao trách nhiệm người đứng đầủ trong công tác phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh việc tiếp tục triển khai có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước về công tác PCCC&CNCH, cần làm mạnh mẽ, đa dạng có chiều sâu không hình thức công tác tập huấn tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy; đặc biệt là công tác tuyên truyền, tập huấn dục kỹ năng PCCC cho người dân, học sinh, sinh viên. Tham mưu đề xuất UBND tỉnh mua sắm các trang thiết bị, phương tiện PCCC&CNCH để trang cấp cho lực lượng dân phòng theo quy định.

 

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy, thực hiện nghiêm túc công tác PCCC trong đầu tư, xây dựng. Thực hiện thực chất, hiệu quả công tác huấn luyện nghiệp vụ, phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong triển khai các nhiệm vụ, biện pháp phòng cháy chữa cháy. Đồng chí yêu cầu, lực lượng Công an cần tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, vi phạm đã được chỉ ra qua đợt tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC&CNCH vừa qua. Các địa phương, sở, ngành có liên quan phối hợp khảo sát, lên phương án, bố trí kinh phí để khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC tại các Trụ sở làm việc, trường học, cơ quan nhà nước…. Công an tỉnh tiếp tục duy trì tốt công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực PCCC&CNCH; đồng hành cùng doanh nghiệp, tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết nhanh nhất các thủ tục hành chính để góp phần thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý PCCC. Tập trung rà soát, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH; chú trọng tổ chức thực tập các phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có sự tham gia của nhiều lực lượng… Đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo PCCC&CNCH tỉnh cũng giao Công an tỉnh đề xuất, xây dựng quy chế kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân thiếu trách nhiệm để vi phạm trong công tác PCCC, để xảy ra cháy. Các huyện, thị xã, thành phố tích cực rà soát đưa nội dung quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy vào quy hoạch chung cấp huyện, đặc biệt là số lượng các họng nước phụ vụ chữa cháy trong khu dân cư; tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc UBND cấp xã thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về PCCC. Khi xảy ra cháy, nổ tại các cơ sở do UBND cấp xã quản lý phải xem xét trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH.

 

Dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ PCCC&CNCH trong năm 2022.

 

Một số hình ảnh Hội nghị:

 

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH