web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Tăng cường công tác PCCC đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho hàng hóa hoạt động trong khu dân cư trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

 

Đại tá Phạm Viết Dũng – Phó Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng cùng cán bộ và người dân trao đổi về thiết bị PCCC tại điểm chữa cháy công cộng tại địa bàn huyện Cát Hải.

 

Ngày 07/10/2022, Bộ Công an ban hành Kế hoạch số 513/KH-BCA-C07 về tổng rà soát, kiểm tra an toàn về PCCC&CNCH trên phạm vi toàn quốc. Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 513/KH-BCA-C07 của Bộ Công an, Công an Thành phố (CATP) Hải Phòng đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, UBND quận, huyện cùng vào cuộc tiến hành tổng rà soát, kiểm tra các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC và các khu dân cư. Hải Phòng đã hoàn thành kế hoạch của Bộ Công an đề ra trước 03 ngày. Qua rà soát, kiểm tra, CATP Hải Phòng đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Công an, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về PCCC, hướng dẫn cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCCC, đặc biệt là công tác PCCC đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho hàng hóa hoạt động trong khu dân cư.

Trên địa bàn Thành phố Hải Phòng hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho chứa hàng nằm trong các khu dân cư với gần 2000 cơ sở quy mô vừa và nhỏ phân bố ở các khu vực nội đô, khu dân cư tập trung sản xuất, kinh doanh chủ yếu các mặt hàng dễ cháy như: quần áo, giầy dép, mút xốp, giấy hàng mã, hàng hóa lương thực, thực phẩm có bao bì là vải, giấy, ni-lon, cao su. Ngay các chợ đầu mối như: chợ Ga, chợ Tam Bạc, chợ An Dương… cũng là các kho hàng hóa lớn nằm ngay sát khu vực đông dân cư. Đặc biệt, còn có một số cơ sở tồn chứa một số hóa chất phụ gia luôn có nguy cơ cháy, nổ cao.

Nhiều cơ sở kinh doanh sản xuất, kho chứa hàng chật chội nằm trong các khu dân cư không thuộc quy hoạch khu dân cư, không được quy hoạch làm sản xuất kinh doanh nên không đủ điều kiện về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, khoảng cách giữa các nhà và công trình và lối thoát nạn không đảm bảo yêu cầu về PCCC, nhiều cơ sở trước đây không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC nay thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Nhiều cơ sở đã được xây dựng và đi vào hoạt động từ trước khi Luật PCCC có hiệu lực và nhà nước ban hành các quy định pháp luật về PCCC. Sau một thời gian dài hoạt động, các cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh nên lấn chiếm, xây dựng tràn lan, cải tạo sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm các quy định PCCC phát sinh nguy cơ cháy lan cao, gây thiệt hại cho người và tài sản.

Theo phong tục tập quán, khi sản xuất kinh doanh, nhiều cơ sở thắp hương, thờ cúng không đảm bảo an toàn PCCC. Đặc biệt nhiều cơ sở nhà ống không có lối thoát nạn dự phòng, không có giải pháp ngăn cháy lan, chống tụ khói dẫn đến khi có cháy xảy ra, ngoài gây thiệt hại lớn về tài sản, còn gây thiệt hại nghiêm trọng về người.

Do quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, ý thức, kiến thức về PCCC của chủ cơ sở và người lao động còn hạn chế nên không thực hiện đầy đủ các quy định về PCCC như: công tác tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC, thành lập Đội PCCC cơ sở, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, CNCH mang tính chiếu lệ không tạo thói quen tuân thủ các quy định về PCCC dẫn đến dễ vi phạm để xảy ra cháy, nổ. Mặt khác, hệ thống điện câu mắc tùy tiện, thiết bị tiêu thụ điện chất lượng kém, dễ phát sinh chập cháy.

Trang bị phương tiện chữa cháy thiếu về số lượng, không đảm bảo chất lượng do không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, việc trang bị phương tiện PCCC chủ yếu là để đối phó lực lượng chức năng và chưa thành thạo trong vận hành phương tiện chữa cháy. Bên cạnh đó, do có thói quen để bảo vệ tài sản chống trộm cắp nên chủ cơ sở thường bố trí nhiều lớp cửa bảo vệ kiên cố, lắp đặt, gia cố các lồng sắt bảo vệ, lắp đặt biển quảng cáo che kín ban công, khi có sự cố về cháy, nổ xảy ra không thể thoát nạn nhanh chóng và gây nhiều khó khăn cho lực lượng chữa cháy và CNCH khi tiếp cận trước cửa ngôi nhà và đi lên các tầng trên.

Mặt khác, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu tính khả thi gây khó khăn cho cơ sở và cơ quan quản lý thực hiện. Trách nhiệm của chính quyền địa phương, các bộ phận thực hiện quản lý nhà nước theo trách nhiệm của mình chưa cao, không xử lý nghiêm túc triệt để, để cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tự phát xây dựng, hoạt động tạo sức ép cho lực lượng Cảnh sát PCCC quản lý.

Để đảm bảo an toàn PCCC&CNCH tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho hàng hóa hoạt động trong khu dân cư, trong thời gian tới, CATP Hải Phòng cần thực hiện một số biện pháp, giải pháp như sau:

Một là: tham mưu UBND thành phố chỉ đạo Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC&CNCH. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, các sở, ngành thuộc trách nhiệm quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cơ sở xây dựng, sử dụng không đúng mục đích, không phép, trái phép; kinh doanh trái phép. Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH chịu trách nhiệm về công tác an toàn PCCC thuộc trách nhiệm quản lý, không chịu trách nhiệm về lĩnh vực do cơ quan khác quản lý.

Hai là: tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC với nhiều hình thức, nội dung phong phú để nâng cao ý thức của chủ cơ sở, người lao động với phương châm: trong công tác PCCC phải lấy phòng ngừa là chính, phòng là “xây”, chữa là “chống”, lấy phòng là “cơ bản – chiến lược – lâu dài”, làm tốt công tác phòng cháy để giảm công tác chữa cháy. Cần xác định trách nhiệm tuyên truyền PCCC không chỉ là riêng của lực lượng Công an mà là trách nhiệm của chính quyền, địa phương, chủ cơ sở, cơ quan báo chí và chủ hộ gia đình; cơ quan Công an chỉ xây dựng nội dung tuyên truyền PCCC và tham mưu cho chính quyền địa phương, chủ cơ sở, cơ quan báo chí để tổ chức tuyên truyền cho người lao động và nhân dân thực hiện công tác PCCC. Làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ sở.

Thành lập, duy trì hoạt động và tổ chức huấn luyện cho lực lượng Dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, thực sự là lực lượng nòng cốt ở địa bàn cơ sở. Đồng thời tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình Tổ Liên gia an toàn PCCC, điểm chữa cháy công cộng, theo phương thức xã hội hóa để bảo vệ cho chính người dân sử dụng.

Ba là: nâng cao chất lượng công tác kiểm tra về PCCC, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về PCCC. Kiên quyết đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở vi phạm nghiêm trọng các quy định về PCCC theo quy định của pháp luật. Công khai thông tin cơ sở vi phạm quy định về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho mọi người biết.

Bốn là: phải xác định việc tổ chức chữa cháy ban đầu là vô cùng quan trọng vì đám cháy xuất hiện bao giờ cũng là một điểm nhỏ sau đó lan ra xung quanh. Nếu phát hiện sớm chỉ cần thao tác đơn giản, sử dụng ít phương tiện chữa cháy ban đầu là có thể dập tắt đám cháy. Đó là “thời điểm vàng” để dập tắt đám cháy. Vì vậy, cần phải hướng dẫn cho cơ sở mọi người phải biết cách sử dụng phương tiện chữa cháy được trang bị ban đầu để xử lý kịp thời tại chỗ; người lao động phải có kỹ năng PCCC, được trang bị phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng, số lượng. Mặt khác, phải có thiết bị báo cháy kịp thời cho mọi người xung quanh và lực lượng chuyên nghiệp đến ứng cứu. Thường xuyên tổ chức thực tập phương án chữa cháy tại chỗ và phương án chữa cháy của lực lượng Công an. Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, khi nhận được tin báo cháy phải tăng cường lực lượng phương tiện đến kịp thời đủ sức ngay từ đầu dập tắt đám cháy. Do vậy, cần bố trí lực lượng Tổ, Đội chữa cháy phù hợp bán kính ngắn, cơ động sớm. Chủ động nắm chắc tình hình lực lượng phương tiện chữa cháy của cơ quan đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn để chi viện, huy động khi cần thiết.

Năm là: đề xuất Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và một số Bộ liên quan tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về an toàn PCCC đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đang đặt ra. Nhất là Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của ngày 31/12/2021 Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; PCCC; CNCH; phòng chống bạo lực gia đình; Thông tư số 147/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020  của Bộ Công an Quy định biện pháp bảo đảm an toàn PCCC&CNCH đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; Tiêu chuẩn Việt Nam 3890:2009: Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.

Sáu là: đề xuất Cục Cảnh sát PCCC&CNCH – Bộ Công an cần có Thông tư hướng dẫn Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi có các quy định pháp luật mới về PCCC để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt là các giải pháp an toàn PCCC thay thế một số quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa đề cập hết mà nêu một cách cứng nhắc gây khó cho việc thực hiện./.

Hoàng Văn Bình

Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH  – Công an Thành phố Hải Phòng