web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những vấn đề cần lưu ý khi tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chợ truyền thống

Ngoài việc tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC thì việc áp dụng chiến, kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù là một trong những điều kiện tiên quyết để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

 

Trong những năm qua, ở nước ta đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại các chợ gây thiệt hại nghiêm trọng, điển hình như: vụ cháy chợ tạm (thị trấn Còng, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) ngày 02/10/2019 gây thiệt hại 100 tỷ đồng, diện tích đám cháy: 2000m²; vụ cháy chợ Thanh Quýt (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) ngày 05/3/2020 gây thiệt hại 18,4 tỷ đồng, diện tích đám cháy: 810m²; vụ cháy chợ Núi Đèo (Thủy Nguyên, Hải Phòng) ngày 12/10/2021 gây thiệt hại 50 tỷ đồng, diện tích đám cháy: 1450m²; vụ cháy chợ Đọ Xá xảy ra tại TP Bắc Ninh vào ngày 13/7/2022 gây thiệt hại 33 tỷ đồng, diện tích đám cháy: 1500m² và gần đây nhất là vụ cháy chợ Tam Bạc, quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng xảy ra vào sáng ngày 12/2/2023 với diện tích đám cháy: 2000m², gây thiệt hại hàng tỷ đồng.


Vụ cháy chợ Tam Bạc ngày 12/02/2023.

 

Để tổ chức công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt hiệu quả cao, lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  1. Khi tiếp nhận, xử lý tin báo cháy, sự cố, tai nạn

Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp nhận thông tin báo cháy phải nắm được đầy đủ, chính xác thông tin về đám cháy như: khu vực xảy cháy, tình hình đặc điểm của đám cháy (chất cháy, quy mô, tình trạng người bị nạn, khả năng lan truyền…), việc triển khai hoạt động chữa cháy của lực lượng PCCC cơ sở giai đoạn ban đầu để báo cáo chỉ huy chữa cháy, CNCH nắm được để điều động, huy động lực lượng, phương tiện và áp dụng phương pháp, biện pháp chữa cháy, CNCH phù hợp.

– Giao phiếu chiến thuật cho chỉ huy chữa cháy và thường xuyên cung cấp các thông tin khác liên quan khác phục vụ công tác chỉ huy chữa cháy.

– Nhanh chóng thông báo lệnh điều động, huy động đến các đơn vị, cơ quan, tổ chức tại địa phương để kịp thời tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

  1. Khi điều động, huy động lực lượng, phương tiện

– Các phương tiện cần thiết phải huy động để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là: xe chữa cháy, xe thang, xe cần vươn, xe cẩu, xe cứu nạn, cứu hộ, xe thông tin, ánh sáng, xe cứu thương, máy hút khói, chất chữa cháy (bọt, nước)…

– Trường hợp đám cháy phát triển lớn, chỉ huy chữa cháy cần nhanh chóng báo cáo cấp có thẩm quyền huy động các lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức tại địa phương phối hợp chữa cháy, CNCH như: Công an cấp xã, Công an cấp huyện, Cảnh sát giao thông, các đơn vị Quân đội, Điện lực, Môi trường, Y tế, các doanh nghiệp có phương tiện phá dỡ chuyên dùng, xe cẩu, xe nâng, xe xúc, xe chở nước… Đồng thời cần báo cáo, xin chi viện từ các đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH của các địa phương lân cận để phối hợp chữa cháy.

  1. Khi tổ chức trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn

– Khi đến hiện trường, chỉ huy chữa cháy cần tổ chức ngay công tác trinh sát đám cháy. Thành lập các Tổ trinh sát tối thiểu 03 cán bộ, chiến sỹ và yêu cầu cán bộ quản lý của chợ tham gia Tổ trinh sát. Cán bộ, chiến sỹ trong các Tổ trinh sát đám cháy phải mang theo đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân và các thiết bị phục vụ hoạt động trinh sát đã được trang bị như: quần áo chữa cháy và CNCH chuyên dụng, mặt nạ phòng độc cách ly (đảm bảo áp suất khí trong bình từ 240 – 300bar) hoặc sử dụng loại mặt nạ phòng độc cách ly tuần hoàn khí thở có thời gian sử dụng 4 giờ (nếu được trang bị), mặt nạ lọc độc (hỗ trợ nạn nhân thở), đèn pin chiếu sáng, phương tiện liên lạc (bộ đàm), thiết bị phá dỡ đa năng cầm tay….. Đồng thời, tổ chức nắm thông tin ban đầu qua Ban Quản lý chợ, người dân, người kinh doanh buôn bán tại chợ … về đặc điểm của khu vực đang xảy ra cháy, có hay không có người bị nạn, người mắc kẹt trong đám cháy, và đặc biệt phải xác định được các nguồn nước tại chỗ có thể khai thác sử dụng để chữa cháy lâu dài.

 

– Khi phải tiến hành nhiều mũi trinh sát, các Tổ trinh sát cần trang bị thiết bị liên lạc và thiết bị chiếu sáng cá nhân. Trước khi tiến hành nhiệm vụ Tổ trinh sát phải thống nhất các phương án, biện pháp an toàn và phải luôn luôn giữ liên lạc giữa Tổ trinh sát với Ban chỉ huy chữa cháy; trước khi vào các khu vực có nhiều khói phải kiểm tra độ tin cậy của thiết bị bảo hộ cá nhân, phân công cán bộ theo dõi các Tổ trinh sát và phải liên tục giữ liên lạc với các Tổ. Cán bộ theo dõi thời gian làm việc của các Tổ trinh sát không được rời vị trí và phải thường xuyên thông báo tình hình cho chỉ huy chữa cháy.

 

– Trên cơ sở thông tin thu thập, chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng quyết định hướng tấn công chính, đưa ra chiến kỹ thuật tổ chức chữa cháy, phân chia các khu vực chiến đấu, như: khu vực dập tắt đám cháy, khu vực làm mát, chống cháy lan, khu vực tập kết người bị nạn, sơ tán tài sản…

  1. Khi triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

– Nhanh chóng thành lập Ban Chỉ huy chữa cháy, Ban Tham mưu, tổ chức công tác hậu cần phục vụ chữa cháy (tùy theo từng giai đoạn huy động lực lượng mà thành phần Ban Chỉ huy chữa cháy, Ban Tham mưu chữa cháy có sự bổ sung cho phù hợp). Đồng thời, tổ chức thiết lập hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm liên tục, thông suốt với những mũi chiến đấu. Khi lực lượng, phương tiện của các đơn vị được huy động, điều động chi viện đến nơi, chỉ huy phải phân công nhiệm vụ chữa cháy ở các khu vực chiến đấu một cách cụ thể, rõ ràng..

– Tổ chức thành nhiều mũi, nhiều hướng chiến đấu, sử dụng các lăng công suất lớn (lăng A, lăng giá, lăng giá di động …) để chữa cháy, bên cạnh đó triển khai các các lăng phun nước để làm mát cho CBCS trực tiếp chữa cháy và tìm kiếm cứu người bị nạn và làm mát các cấu kiện xây dựng.

– Triển khai các xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy để tiếp nước từ các nguồn nước tại chỗ cho các xe chữa cháy đang chiến đấu tại mặt lửa, bảo đảm tiếp đủ nước liên tục phục vụ chữa cháy.

– Sử dụng các thiết bị để phá dỡ các cấu kiện (mái tôn, tôn quây các sạp hàng, cửa sắt, tường bao …) nhằm phun nước vào đám cháy và thoát khói. Trường hợp đám cháy lớn, diễn biến phức tạp cần điều động máy xúc, máy ủi của các tổ chức, cơ quan tại địa phương để phá dỡ cấu kiện phục vụ chữa cháy.

– Nếu cháy xảy ra vào ban đêm phải triển khai thiết bị chiếu sáng di động phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

– Khai thác sử dụng tối đa các trang thiết bị, phương tiện chữa cháy, hệ thống chữa cháy, các nguồn nước tại chợ và xung quanh có thể sử dụng để chữa cháy.

– Sau khi ngọn lửa được dập tắt, cần tổ chức kiểm tra, cào bới những khu vực có nhiều chất cháy để phun nước dập tàn, đảm bảo đám cháy không bùng phát trở lại.

  1. Đảm bảo giữ gìn trật tự khu vực chữa cháy

– Huy động lực lượng Công an cấp xã bảo đảm trật tự khu vực đang diễn ra công tác chữa cháy, không để người không có nhiệm vụ vào khu vực chữa cháy. Đặc biệt cần tổ chức công tác tư tưởng, trấn an bà con tiểu thương không vào các khu vực cháy để cứu tài sản.

– Huy động lực lượng Cảnh sát Giao thông, trật tự tổ chức điều tiết giao thông, đảm bảo tuyến đường đến đám cháy và việc thực hiện nhiệm vụ của các xe và phương tiện chữa cháy triển khai được thuận lợi.

– Huy động lực lượng dân quân, dân phòng, người dân …tham gia việc sơ tán, di chuyển tài sản ra khu vực tập kết an toàn.

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình, diễn biến của đám cháy, chỉ huy chữa cháy cần triển khai đồng thời các phương pháp, biện pháp chữa cháy linh hoạt và cần lưu ý những vấn đề nêu trên khi tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để đạt hiệu quả cao nhất./.

 

 Theo Nguyễn Bá Tuấn – Nguyễn Hà Sơn 

Cục Cảnh sát PCCC&CNCH