web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những vấn đề cần lưu ý khi tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Trong thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy tại loại hình hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản và gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn xảy cháy.

 

Điển hình như: vụ cháy tại số nhà 311 phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà nội vào rạng sáng ngày 04/4/2021 khiến 4 người trong cùng gia đình tử vong; vụ cháy nhà số 47/58/2 đường Lạc Long Quân, phường 1, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ngày 07/5/2021 làm 8 người chết, thiệt hại tài sản là cháy hoàn toàn căn nhà, diện tích khoảng 126m2, gồm 1 tầng trệt, 2 tầng lầu; khoảng hơn 01 giờ ngày 21/4/2022, tại nhà B9, tập thể Kim Liên, ngõ 65 Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, quận Đống Đa xảy cháy làm 5 người chết, 2 người bị thương; gần đây nhất là vụ cháy nhà dân kết hợp kinh doanh cafe tại số 6A, phố Thạch Cầu, phường Long Biên, quận Long Biên, TP Hà Nội xảy ra vào ngày 28/3/2023 làm 1 người chết, 1 người bị thương.

 


Hình ảnh chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ vụ cháy tại số 47/58/2 đường Lạc Long Quân, phường 1, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ngày 07/5/2021

 

Qua công tác tổ chức rút kinh nghiệm toàn diện các vụ cháy nêu trên cho thấy, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên việc triển khai công tác chữa cháy và CNCH còn những khó khăn, bất cập do khách quan hoặc chủ quan: do đặc điểm vừa ở vừa kết hợp sản xuất, kinh doanh nên thường tập trung nhiều hàng hóa, vật tư, vật liệu dễ cháy và bố trí tại sàn các tầng, cầu thang,…; tại tầng 1 thường bố trí kết hợp nơi để ô tô, xe máy, bếp đun nấu và các vật dụng sinh hoạt khác. Đối với mặt ngoài, phía trước của loại hình nhà ở này thường bố trí các biển quảng cáo, biển hiệu cửa hàng che kín lối ra ban công, một số nơi có mạng lưới đường dây điện, dây viễn thông,… mắc ngang qua, khi xảy cháy sẽ ảnh hưởng đến đường, lối thoát nạn và hướng tiếp cận của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Loại hình nhà ở này thường không có hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, phòng ngủ thường bố trí ở các tầng trên hoặc gác xếp (tầng lửng) có các cửa, vách kiên cố, đóng kín, cách âm, cách nhiệt, sử dụng điều hòa không khí, thời điểm xảy ra cháy thường vào ban đêm dẫn đến khó phát hiện kịp thời nên việc phát hiện cháy sớm và xử lý ban đầu bị hạn chế.

 

Khi tổ chức các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh cần lưu ý một số vấn đề sau:

 

  1. Tiếp nhận, xử lý tin báo cháy, sự cố , tai nạn

– Trường hợp người ở trong nhà bị cháy báo tin thì cán bộ, chiến sĩ trực tiếp nhận thông tin phải nắm nhanh những thông tin cơ bản sau:

+ Địa chỉ nhà xảy ra cháy (số nhà, thôn, xóm hay đường, phố, ngõ, ngách,…).

+ Nhà mấy tầng, cháy ở tầng (chỗ) nào, số người bị mắc kẹt, tình trạng sức khỏe, vị trí người bị mắc kẹt.

+ Loại hình sản xuất, kinh doanh (hàng tạp hóa, đồ điện, điện tử, đồ gỗ, đồ nhựa, giấy,…), phương tiện để trong nhà (ô tô hay xe máy), bếp gas bố trí ở tầng nào (nếu có).

+ Hướng dẫn sơ bộ cách thoát nạn trong trường hợp họ có thể thoát nạn được; báo cho mọi người xung quanh đến hỗ trợ và duy trì mở điện thoại để liên lạc với lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.

– Trường hợp người ở xung quanh nhà bị cháy báo tin thì phải nắm nhanh những thông tin cơ bản sau:

+ Địa chỉ nhà xảy ra cháy (số nhà, thôn, xóm hay đường, phố, ngõ ngách,…).

+ Nhà mấy tầng, thấy lửa, khói ở tầng nào, có người bị mắc kẹt hay không, vị trí người bị mắc kẹt (nếu có).

+ Loại hình sản xuất, kinh doanh (nếu không biết thì đọc tên trên biển quảng cáo, biển tên hiệu cửa hàng).

+ Đề nghị người báo tin thông báo cho mọi người xung quanh biết để đến hỗ trợ cứu người, chữa cháy (nếu có thể) và duy trì mở điện thoại để liên lạc, kịp thời báo thêm những thông tin cần thiết về diễn biến vụ cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.

 

  1. Điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

– Người chỉ huy đi chữa cháy và CNCH sau khi nắm đủ thông tin từ trực ban cần chủ động dự kiến các đội hình có thể phải triển khai để nhanh chóng cứu người và chữa cháy theo các hướng cửa chính, cửa phụ, cửa ra ban công, thông qua mái (hoặc cửa tum), phá dỡ tường và căn cứ vào đó để tính toán điều động ngay các phương tiện và lực lượng cần thiết đi xử lý như:

+ Phương tiện CNCH: Xe CNCH, xe thang và các phương tiện CNCH cần thiết kèm theo. Trong đó lưu ý đến các phương tiện phục vụ phá cửa, phá tường tạo lối thoát nạn.

+ Phương tiện chữa cháy: Xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy, xe chở nước; máy hút khói, dàn đèn chiếu sáng di động (nếu có).

+ Quần áo cách nhiệt, mặt nạ phòng độc cách ly, mặt nạ lọc độc, đèn pin, bộ đàm, loa pin.

– Căn cứ quy mô, đặc điểm đám cháy đã nắm được qua trực ban hoặc cập nhật bổ sung thông tin trong quá trình đi trên đường hay vừa đến đám cháy thì cần tính toán việc huy động, đề nghị chi viện các phương tiện chữa cháy và CNCH cần thiết của đơn vị khác và lực lượng tại địa bàn (xã, phường, thị trấn) hỗ trợ giữ gìn trật tự, tham gia chữa cháy và CNCH.

 

  1. Nhiệm vụ của người chỉ huy khi đến đám cháy

Ngoài nhiệm vụ của người chỉ huy đã được quy định cụ thể tại Điều 14, Thông tư số 140/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ Công an quy định về triển khai các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân thì người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ loại hình này cần chú ý một số vấn đề sau:

– Tổ chức trinh sát, xác định chính xác số người đang bị mắc kẹt trong nhà, vị trí hoặc tầng nhà có người bị mắc kẹt; nhận định hướng tiếp cận (mũi chiến đấu) để cứu người (lưu ý tìm lối tiếp cận qua hướng các cửa chính, cửa ra ban công, cửa tum, cửa lên mái, cửa sổ, vị trí tường, vách, cửa kính hoặc mái cần phá dỡ để cứu người); các vị trí cần khẩn trương thoát khói (lưu ý ưu tiên việc thoát khói ở tầng nhà có người bị kẹt và tầng trên tiếp giáp với tầng có người bị mắc kẹt); nhanh chóng triển khai các lăng phun nước, bọt để chữa cháy, lăng phun nước làm mát hỗ trợ cứu người.

– Chú ý quan sát, nắm tình hình và phân công CBCS cụ thể thực hiện như: Vào trực tiếp trinh sát trong đám cháy; nắm thông tin qua những người dân ở xung quanh về số người bị mắc kẹt và khả năng tiếp cận ở phía sau, bên cạnh, trên mái nhà; vị trí các nguồn nước (trụ, ao, hồ) để lấy nước chữa cháy; tính toán số lượng, chủng loại phương tiện, số lượng người trực tiếp và hỗ trợ để triển khai hoạt động ở các mũi chiến đấu.

– Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ để triển khai thực hiện như: Tổ phá dỡ cửa chính, cửa ra ban công, cửa tum, cửa lên mái hoặc mái, tường, vách tạo lối thoát nạn và thoát khói; tổ cứu người; tổ phun nước hoặc bọt chữa cháy và chống cháy lan; tổ phun nước làm mát hỗ trợ cứu người.

– Triển khai phương tiện CC và CNCH phải chú ý căn cứ địa hình để bố trí tập kết ở vị trí hợp lý, thuận tiện cho việc triển khai các hoạt động chữa cháy và cứu nạn nhanh nhất.

 

  1. Triển khai các hoạt động tại hiện trường

– Khi triển khai các hoạt động phá dỡ:

+ Đối với cửa xếp, cửa cuốn, cửa mở hai cánh hoặc nhiều cánh cần lựa chọn cách phá dỡ nhanh nhất trong các biện pháp sau: Sử dụng xe chữa cháy hoặc xe CNCH dùng dây cáp móc vào cửa để kéo bung cửa; sử dụng thiết bị banh, tách thủy lực; máy cắt đa năng lưỡi cắt thép để cắt khóa hoặc cắt cánh cửa theo hình chữ nhật (hoặc hình tam giác) kích thước bảo đảm lối vào cho chiến sĩ hoặc dụng cụ phá dỡ thô sơ (búa, rìu, xà beng), paratech phá khóa, …

+ Phá dỡ tường, vách, mái tôn, cửa kính cường lực: Sử dụng máy khoan, đục bê tông; máy cắt đa năng; các thiết bị phá dỡ cầm tay khác,..

+ Phá dỡ khung sắt cửa sổ, khung sắt bao quanh ban công: Sử dụng thiết bị phá dỡ thủy lực; máy cắt đa năng lưỡi cắt thép; dụng cụ phá dỡ thô sơ (búa, rìu, xà beng);…..

– Khi triển khai cứu người bị mắc kẹt trong đám cháy:

Tổ cứu nạn, cứu hộ (tối thiểu 03 người) mang trang phục chống nóng, đeo mặt nạ phòng độc cách ly, bộ đàm, dụng cụ phá dỡ cầm tay mang theo lăng A có khóa và sử dụng lăng B phun sương làm mát cho lực lượng trực tiếp tiến vào trong đám cháy để tìm kiếm, tiếp cận cứu người bị mắc kẹt ra khỏi nơi nguy hiểm. Đồng thời triển khai thêm các lăng phun chữa cháy để hỗ trợ tổ cứu nạn, cứu hộ trong suốt quá trình tổ chức cứu nạn (lưu ý: tổ cứu nạn, cứu hộ khi vào tiếp cận người bị mắc kẹt phải mang theo mặt nạ lọc độc, áo chống nóng, túi cứu thương, cáng cứu thương để hỗ trợ đưa người bị mắc kẹt ra nơi an toàn).

– Khi triển khai thoát khói tại các vị trí đã được xác định qua quá trình tổ chức trinh sát phải tiến hành phá dỡ tạo khoảng không cho khói thoát ra ngoài (ưu tiên thoát khói ở khu vực có người bị mắc kẹt), đồng thời triển khai máy hút, đẩy khói (nếu có) để làm giảm nồng độ khói.

– Trong điều kiện ban đêm (tầm nhìn hạn chế) thì phải tổ chức chiếu sáng khu vực chữa cháy và CNCH đồng thời ưu tiên chiếu sáng cho các lối thoát nạn, vị trí có người bị mắc kẹt.

– Triển khai các lăng phun cần tính toán lưu lượng bảo đảm dập tắt đám cháy nhanh nhất trên toàn bộ diện tích, các tầng bị cháy. Chú ý phải phun vào gốc lửa và kết hợp phun lên trần nhà để nước bao phủ trên bề mặt đám cháy đồng thời làm mát trần nhà, cấu kiện chịu lực.

– Một số biện pháp bảo đảm an toàn cho CBCS: Trường hợp tổ chức chữa cháy và CNCH trên cao phải bố trí dây an toàn bảo vệ chống rơi, ngã; có người giữ thang, hỗ trợ kéo, giữ vòi, lăng chữa cháy; quan sát cảnh báo CBCS luôn chú ý khi di chuyển, triển khai thiết bị, phương tiện trong suốt quá trình tổ chức cứu nạn và chữa cháy./.

Theo Nguyễn Chí Dũng (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)