web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Xây dựng thành phố thông minh và những vấn đề đặt ra đối với công tác PCCC&CNCH

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay sẽ dẫn đến sự ra đời của các đô thị thông minh. 

 

Đó là đô thị trong sạch với hệ thống tổng thể được kết nối từ hệ thống thành phần, hệ thống chính quyền thành phần quản lý thành phố có chất lượng, giảm tiêu thụ năng lượng, quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề giao thông, y tế, trường học, an sinh xã hội, an ninh và an toàn sẽ được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, có nhiều các tòa nhà cao tầng, siêu cao tầng là các tòa nhà thông minh, đô thị thông minh chính là giải phóng sức lao động của con người, thay vào đó là sự tự động hóa, công nghệ điện tử điều khiển từ xa… đòi hỏi công tác PCCC&CNCH cũng phải áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất.

 

Hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy vô vàn các ưu điểm, các lợi ích mà đô thị thông minh và công trình thông minh mang lại, phục vụ cho việc bảo đảm an toàn PCCC, cụ thể như:

– Bản đồ kĩ thuật số thể hiện đường giao thông, vị trí công trình, cũng như các dữ liệu khác liên quan phục vụ công tác PCCC như đặc điểm giao thông, nguồn nước chữa cháy, vị trí các cơ quan quản lý phối hợp… Hơn thế nữa, bản đồ kĩ thuật số có thể tích hợp thông tin chi tiết của mỗi công trình như quy mô, chiều cao, mặt bằng bố trí công năng và các hệ thống PCCC của công trình, giúp nâng cao hiệu quả trong công tác chữa cháy và công tác quản lý về PCCC đối với cơ sở.

– Hệ thống báo cháy của các công trình được kết nối trực tiếp với lượng lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, với chủ sở hữu nhằm mục đích cảnh báo cháy sớm, tiết kiệm thời gian đến đám cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, tăng hiệu quả chữa cháy và giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra. Bên cạnh đó, còn có thể kết nối hệ thống camera giám sát, hệ thống âm thanh công cộng, thông tin liên lạc với các trung tâm thông tin chỉ huy, trung tâm ứng phó khẩn cấp của Cảnh sát PCCC&CNCH và các lực lượng khác giúp tăng cường khả năng hỗ trợ hiện trường.

Như chúng ta thấy, lượng dân cư sống tại các thành phố tăng lên hàng ngày, kéo theo tốc độ đô thị hóa nhanh đã đặt ra cho chính quyền nói chung và lực lượng PCCC các thử thách về bảo đảm an ninh, an toàn PCCC cho cư dân và các công trình xây dựng. Một vài bài toán cụ thể đặt ra cho các công trình như quy hoạch không gian phù hợp, vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ nhưng vẫn bảo đảm tính chống cháy, giải pháp thoát khói cho công trình bởi đây là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, kiểm soát nguồn lửa nguồn nhiệt trong một công trình quy mô lớn sử dụng nhiều năng lượng, hay trang bị phương tiện cho PCCC&CNCH tại chỗ…

 

Phối cảnh Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh, Hà Nội. (ảnh minh họa).

 

Do vậy, để đảm bảo an toàn PCCC đối với các công trình xây dựng trong đô thị thông minh thực sự trong tương lai, chính quyền và cơ quan quản lý cần phải thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất, ngay từ giai đoạn thiết kế quy hoạch:

– Các đô thị thông minh cần phải được bố trí sắp xếp, thiết kế một cách tổng thể, khoa học, bảo đảm rằng cơ sở hạ tầng có thể phục vụ được khi các công trình được xây dựng lên, cụ thể là bảo đảm đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC cũng như hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác PCCC sau này.

– Việc xây dựng đội Cảnh sát PCCC&CNCH được bao phủ toàn bộ thành phố nhằm đảm bảo thời gian di chuyển đến nơi xảy ra cháy là thấp nhất.

– Hệ thống bản đồ vệ tinh định vị của thành phố phải được tích hợp hiện đại, trong đó thể hiện rõ vị trí nguồn nước, vị trí công trình xảy ra hỏa hoạn, bản đồ vệ tinh là bản đồ online thể hiện được chiều rộng, chiều cao, đường giao thông xung quanh khu vực xảy ra sự cố hỏa hoạn. Trên bản đồ thể hiện cảnh báo tình trạng giao thông, đường một chiều nhằm đảm bảo cho lực lượng PCCC&CNCH đến đám cháy được nhanh nhất.

– Thành phố xây dựng 01 trung tâm chỉ huy điều hành để giải quyết các vấn đề liên quan đến PCCC&CNCH, an ninh, giao thông, y tế để khi có thông tin tất cả các lực lượng đều đồng thời di chuyển.

Thứ hai, từng công trình xây dựng phải được thiết kế là các công trình thông minh, trang bị các hệ thống PCCC hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành, thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu về an toàn PCCC như:

– Vật liệu xây dựng các công trình là vật liệu không cháy hoặc khó cháy, hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ lan chuyền của ngọn lửa để khi xảy ra sự cố hỏa hoạn tại các công trình không làm cho các công trình bị sụp đổ.

– Hệ thống báo cháy là hệ thống thông minh, được kết nối tín hiệu đến các đội PCCC&CNCH đóng trên địa bàn, với mục đích thông báo tin báo cháy nhanh nhất trong trường hợp cơ sở bị sự cố cháy, nổ chưa thông báo tin báo cháy.

– Hệ thống chữa cháy tại các công trình là hệ thống thông minh và được tự động hoàn toàn, được kết nối phù hợp với phương tiện chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH.

– Hệ thống Scada tại công trình được thiết kế trên toàn bộ các khu vực công trình, đồng thời có thể truyền hình ảnh khu vực xảy ra sự cố hỏa hoạn đến trung tâm của lực lượng PCCC.

– Hệ thống thoát nạn của tòa nhà tại các công trình là hệ thống thông minh đảm bảo cho con người trong tòa nhà tự thoát nạn ra khỏi công trình khi chưa có sự can thiệp của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, ví dụ như thang máy thoát hiểm nằm bên ngoài công trình, dây tự cứu, ống tụt…

Thứ ba, xây dựng chính quyền điện tử, giải quyết các thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép về PCCC (thẩm duyệt, kiểm định về PCCC, chứng chỉ hành nghề PCCC…) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng; mở rộng thực hiện thủ tục kết hợp, thủ tục liên thông điện tử trong nội bộ cơ quan, giữa các cơ quan trong thành phố, giữa các cơ quan của thành phố với cơ quan ngành dọc; hoàn tất kết nối hệ thống một cửa liên thông của các sở, ngành, quận, huyện với hệ thống một cửa điện tử…

Thứ tư, khi quản lý vận hành các công trình và thành phố thông minh, cần phải đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ, có thể đáp ứng được yêu cầu hiểu biết về công nghệ và xử lý các tình huống xảy ra.

Vậy, các cơ quan quản lý, các tổ chức xã hội và người dân ngay từ lúc này cần phải có phương án xây dựng các công trình thông minh bảo đảm an toàn về PCCC nằm trong kế hoạch xây dựng thành phố thông minh, nhằm đáp ứng tính kịp thời, hiệu quả và tổng thể. Quá trình thực hiện, ngoài việc tuân thủ theo các quy định về PCCC còn phải đầu tư nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới thông minh hơn, an toàn hơn để đưa vào thực tiễn cuộc sống. Và có thể khẳng định rằng: “Sẽ không có thành phố thông minh nếu như không có các tòa nhà và công trình thông mình, bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy”./.

 

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH