web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Tìm hiểu về Đội Cứu nạn, cứu hộ và hỗ trợ thảm hoạ đặc biệt của Malaysia

Đội Cứu nạn, cứu hộ và hỗ trợ thảm hoạ đặc biệt của Malaysia được viết tắt là SMART (Special Malaysia Disaster Assistance and Rescue Team) là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ chuyên xử lý các sự cố, tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên đất nước Malaysia và hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ quốc tế. Đội SMART được tuyển chọn từ 3 lực lượng chính: lực lượng quân đội Malaysia, Cảnh sát Hoàng gia Malaysia và Cục Cứu nạn, cứu hộ Malaysia.

 

Lịch sử hình thành Đội SMART

Năm 1988, Malaysia xảy ra vụ sập Bến phà Sultan Abdul Halim ở Butterworth, Penang, Malaysia làm 32 người thiệt mạng và 1.634 người bị thương; vụ cháy pháo hoa Bright Sparklers năm 1991 làm 26 người thiệt mạng và 83 người bị thương. Năm 1992, toà nhà Highland Towers bị sập đổ ở Ulu Klang, ngoại ô Kuala Lumpur làm 48 người bị chết và nhiều người bị thương. Các thảm hoạ trên đã thu hút sự chú ý của cộng đồng thế giới, trong đó năm quốc gia đã cử các Đội Cứu nạn, cứu hộ tinh nhuệ đến giúp đỡ gồm: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đội Cứu trợ Thảm họa Nhật Bản và Đội Cứu hộ và Hỗ trợ Thảm họa Xinh-ga-po (DART). Sau đó, Đội Cứu trợ thảm hoạ Nhật Bản đã tặng Malaysia một số thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Ngay sau đó, năm 1994, Hội đồng an ninh Quốc gia Malyasia đã thông qua việc thành lập Đội SMART được tuyển chọn từ những thành viên ưu tú của lực lượng quân đội Malaysia, Cảnh sát Hoàng gia Malaysia và Cục Cứu nạn, cứu hộ Malaysia. Ngày 01/8/1996, SMART được thành lập với 85 thành viên và đến nay lực lượng SMART được duy trì với hơn 100 thành viên với bốn chức năng chính là:

– Một là, thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn mà nhiệm vụ này nằm ngoài khả năng của các cơ quan cứu nạn, cứu hộ hiện có.

– Hai là, tiến hành các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn đòi hỏi chuyên môn cao và thiết bị hiện đại.

– Ba là, trong trường hợp được dự đoán là thiên tai lớn và có nhiều người bị nạn.

– Bốn là, Hỗ trợ quốc tế, giúp đỡ các thảm họa ở nước ngoài khi được Thủ tướng Chính phủ Malaysia chỉ đạo.

Đến ngày 05/6/2016, Đội SMART đã được chứng nhận INSARAG sau Đội DART của Xinh-ga-po (INSARAG là một mạng lưới gồm nhiều quốc gia và tổ chức chịu trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ đối với các thảm hoạ, thiên tai, sập đổ công trình,…Liên hiệp quốc được chọn làm Ban thư ký INSARAG để tạo điều kiện cho các quốc gia Quốc tế tham gia, phối hợp).

Lựa chọn và đào tạo thành viên của SMART, Việc lựa chọn, đào tạo để trở thành thành viên của SMART được miêu tả qua 03 vòng, cụ thể như sau:

Vòng 1, Các ứng cử viên nộp đơn đăng ký SMART từ ba đơn vị: Lực lượng quân đội Malaysia, Cảnh sát hoàng gia Malaysia và Cục cứu nạn, cứu hộ Malaysia, sau đó sẽ lựa chọn, ưu tiên các ứng cử viên có sức khoẻ, được kiểm tra y tế từ bênh viện, có thành tích tốt và không bị kỷ luật.

Vòng 2, Các ứng cử viên sẽ phải vượt qua các bài kiểm tra như:

– Bài kiểm tra thể chất cá nhân (Individual Physical Proficiency Test – IPPT): Cơ bụng, xà đơn, chạy con thoi, chạy 2,4km, chạy 7km và chạy 18km.

– Lặn biển 10m, bơi tự do 300m;

– Làm quen với xét nghiệm máu và xác chết;

– Làm việc trong không gian hạn chế và không có ánh sáng;

– Phỏng vấn về khả năng, sự hiểu biết của các ứng cử viên.

Vòng 3, Hoàn thành khoá học cơ bản 11 tuần

Khóa học này kéo dài trong 11 tuần. Trong khóa học này, học viên sẽ được rèn luyện vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Các nội dung được dạy trong khóa học là; Y tế , Tìm kiếm và cứu nạn đô thị (USAR), Tai nạn giao thông đường bộ (RTA), Cứu nạn trên cao, cứu nạn sự cố hoá chất (HAZMAT) và nhiều nội dung nữa. Ngoài ra, các học viên được yêu cầu phải trải qua quá trình rèn luyện thể chất hàng ngày cũng như các bài kiểm tra cá nhân và đồng đội như vượt chướng ngại vật và chạy vòng sức bền. IPPT cũng được tiến hành vào thứ Sáu hàng tuần trong suốt khóa học và bài kiểm tra cuối khóa; các huấn luyện viên sẽ được thử nghiệm với khả năng sơ tán thương vong 30 km qua địa hình đồi núi.

Sau khi hoàn thành và vượt qua được 03 vòng tuyển chọn này, các ứng cử viên sẽ tiếp tục học thêm 04 khoá học với nhiều cấp độ nữa, cụ thể như sau:

Khoá học thứ nhất: (Khoá học về cứu nạn, cứu hộ dưới nước)

Khoá học này gồm 3 tuần, cuối khoá tất cả các học viên cần vượt qua các bài kiểm tra để được cấp chứng chỉ gồm các nội dung; Bơi 50m và bơi dìu người bị nạn 50m; Bơi 50m và kéo dây cứu nạn 50m; ném dây phao 20m;…

Khoá học thứ hai (Chứng chỉ cứu nạn quốc tế)

Học viên cần thi thêm 03 nội dung để được chứng chỉ này, gồm:

– Bơi 100 dưới 1 phút 40 giây;

– Bơi 300m dưới 9 phút;

– Lặn 25m dưới nước bằng một hơi thở.

Khoá thứ ba (khoá học về sơ cấp cứu ban đầu)

Học viên tại đây được học sơ cấp cứu theo 02 cấp độ, tại cấp độ 1 học viên sẽ được học các kỹ thuật và kỹ năng cơ bản của nhân viên y tế. Ở cấp độ 2, học viên sẽ được học cách phân biệt các chấn thương, cách nhận định, đánh giá người bị nạn.

Khoá thứ tư (Khoá học nâng cao)

Tại đây học viên được học các kiến thức và cách xử lý các sự cố, tai nạn một cách nâng cao, chuyên sâu như: Xử lý sự cố phóng xạ, hạt nhân; cứu người trong hang, hầm, giếng sâu và trên cao; cứu người trong các sự cố sạt lở đất;…

Các nhiệm vụ mà Đội SMART đã tham gia thực hiện gồm:

+Năm1996: Hoạt động Tìm kiếm và Cứu nạn cho các vụ tai nạn xe buýt ở Genting Highland, Pahang, Malaysia.

+Năm 1996: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu nạn cho Greg Storm ở Keningau, Sabah, Malaysia.

+Năm 1997: Nhiệm vụ cứu hộ và chữa cháy rừng Indonesia ở Sumatra và Kalimantan, Indonesia.

+Năm 1999: Hoạt động tìm kiếm và cứu hộ cho thảm họa động đất İzmit ở Golchuk, Thổ Nhĩ Kỳ.

+Năm 2001: Hoạt động Tìm kiếm và Cứu hộ tại Núi Kinabalu, Sabah, Malaysia.

+Năm 2001: Nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn cho thảm họa động đất Gujerat ở Gujerat, Ấn Độ.

+Năm 2002: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu hộ đối với sự cố lở đất Simunjan ở Simunjan, Sarawak.

+Năm 2002: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu hộ cho sự cố lở đất Taman Hillview vào tháng 6 năm 2002 tại Ulu Klang, Selangor. Vụ việc này xảy ra gần Highland Tower.

+Năm 2003: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu nạn cho vụ sập tòa nhà The Curve ở Mutiara Damansara, Petaling Jaya, Selangor.

+Năm 2004: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu hộ cho vụ lở đất Taman Harmoni ở Gombak, Selangor.

+Năm 2004: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu hộ trong thảm họa động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương tại Acheh, Indonesia.

+Năm 2005: Hoạt động Tìm kiếm và Cứu hộ đối với thảm họa động đất Nias–Simeulue ở Nias, Indonesia.

+Năm 2005: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu hộ thảm họa động đất Kashmir ở Balakot, Pakistan.

+Năm 2005: Nhiệm vụ cứu hộ và chữa cháy rừng Riau ở Riau, Indonesia.

+Năm 2006: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu hộ đối với vụ lở đất ở Kampung Pasir ở Ulu Klang, Selangor.

+Năm 2006: Hoạt động Tìm kiếm và Cứu nạn đối với thảm họa lở đất phía Nam Leyte ở Leyte, Philippines.

+Năm 2006: Hoạt động tìm kiếm và cứu hộ thảm họa động đất Yogyakarta ở Yogyakarta, Indonesia.

+ Năm 2007: Nhiệm vụ giải cứu nạn nhân lũ lụt Johor.

+ Năm 2008: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu hộ cho vụ lở đất Ulu Yam ở Ulu Yam, Selangor.

+Năm 2008: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu hộ cho sự cố lở đất Bukit Antarabangsa ở Ulu Klang, Selangor.

+Năm 2009: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu hộ cho vụ sập hang tại Đền Hang Ipoh ở Ipoh, Perak.

+Năm 2009: Hoạt động Tìm kiếm và Cứu hộ đối với vụ sập tòa nhà ở Phần 14, Petaling Jaya, Selangor.

+Năm 2009: Hoạt động Tìm kiếm và Cứu hộ đối với thảm họa động đất Sumatra ở Padang, Indonesia.

+Năm 2011: Hoạt động Tìm kiếm và Cứu hộ đối với thảm họa động đất Tohoku ở Nhật Bản.

+Năm 2013: Hoạt động Tìm kiếm và Cứu nạn cho các vụ tai nạn xe buýt ở Genting Highland, Pahang.

+Năm 2013: Hoạt động Tìm kiếm và Cứu hộ đối với thảm họa Bão Haiyan tại Leyte, Philippines.

+Năm 2014: Hoạt động Tìm kiếm và Cứu hộ cho sự cố Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines tại Donetsk Oblast, Ukraine.

+Năm 2015: Nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ thảm họa động đất ở Nepal.

+Năm 2015: Nhiệm vụ Tìm kiếm và Cứu hộ đối với thảm họa động đất Sabah ở Ranau, Sabah.

+Năm 2016: Hoạt động tìm kiếm và cứu hộ cho sự cố lở đất Taman Idaman ở Serendah, Selangor

+Năm 2016: Hoạt động Tìm kiếm và Cứu nạn cho vụ sập cầu vượt KL Eco City ở Bangsar, Kuala Lumpur.

+Năm 2019: Làm sạch sông Kim Kim ô nhiễm độc hại tại Pasir Gudang, Johor.

+Năm 2022: Hoạt động tìm kiếm và cứu hộ cho vụ lở đất Batang Kali ở Batang Kali, Selangor (gần Genting Highland, Pahang).

+Năm 2023: Hoạt động tìm kiếm và cứu hộ trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ–Syria .

Lời kết, xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là các nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn, thiên tai, thảm hoạ ngày càng nhiều và trên quy mô lớn. Đã đến lúc, đất nước ta phải thật sẵn sàng xây dựng một lực lượng đặc biệt chính quy, tinh nhuệ để có thể thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trong các sự cố đặc biệt nghiêm trọng mang tính chất thảm hoạ trên đất nước chúng ta để không bị động, bất ngờ. Mặt khác, lực lượng này cũng sẽ là lực lượng cùng với các lực lượng, tổ chức quốc tế khác tham gia hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ tại các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới để khẳng định Việt Nam là bạn là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế./.

Một số hình ảnh tập luyện của Đội SMART

 

 

Theo Nguyễn Đại Nghĩa

Cục Cảnh sát PCCC&CNCH