web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Khoa Cơ sở ngành PCCC tổ chức tọa đàm: “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy các môn học cơ sở ngành phòng cháy chữa cháy”

Ngày 25/5/2023, Khoa Cơ sở ngành PCCC đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy các môn học Cơ sở ngành PCCC”.

 

Tới dự và chỉ đạo Hội thảo có đồng chí Thượng tá, PGS, TS Nguyễn Thanh Hải – Phó Hiệu trưởng nhà trường. Về phía khách mời có đồng chí PGS, TS Phạm Kim Chung – Phó Chủ nhiệm Khoa Sư phạm – Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội , đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng nâng cao, đại diện lãnh đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo, cùng toàn thể lãnh đạo, giảng viên của Khoa Cơ sở ngành PCCC và một số giảng viên của đơn vị khác.

 

Đồng chí Thượng tá, PGS, TS Nguyễn Thanh Hải – Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu, trao đổi chuyên môn trong buổi tọa đàm.

 

Tại buổi hội thảo đồng chí Thượng tá, TS Trương Quang Vinh – Trưởng Khoa Cơ sở ngành PCCC đã trình bày những đặc điểm tình hình việc giảng dạy các môn học của Khoa Cơ sở ngành PCCC trước những thách thức và công nghệ Trí tuệ nhân tạo đang mang lại, đặc biệt là từ khi có ứng dụng ChatGPT ra đời. Theo đó, đặc thù các môn học Cơ sở ngành PCCC hầu hết đều là các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau như: cơ học, điện, nhiệt học, hóa học… Các kiến thức trên vừa trải rộng ở nhiều lĩnh vực lại vừa gắn với công tác PCCC nên quá trình giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên gặp không ít những khó khăn nhất định. Do vậy, việc áp dụng AI hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích lớn, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, việc áp dụng như thế nào, áp dụng ra sao để không phản tác dụng thì cũng cần phải xem xét và tìm hiểu. Do vậy buổi tọa đàm sẽ mang lại nhiều kiến thức tích cực cho các giảng viên trong Khoa từ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo.

 

Tại buổi tọa đàm, đồng chí Đặng Tuấn Tú – giảng viên Khoa Cơ sở ngành PCCC trình bày tổng quát về trí tuệ nhân tạo và một số tình huống áp dụng trí tuệ nhân tạo trong việc giải một số bài tập, câu hỏi thuộc các môn Cơ sở ngành PCCC. Qua đó thấy được những ưu nhược điểm, những hạn chế khi sử dụng AI để giải những bài tập này.

 

Cũng trong buổi tọa đàm, PGS, TS Phạm Kim Chung đã trình bày những nội dung chuyên sâu về Ứng dụng AI trong dạy học. Từ những lý thuyết quan trọng về giáo dục như thang phân loại Bloom, mô hình lớp học đảo ngược… đồng chí đã chỉ rõ các khả năng vai trò của AI trong giáo dục. Đồng thời PGS, TS Phạm Kim Chung cũng đưa ra một số đề xuất về việc kết hợp sử dụng AI vào việc giảng dạy sao cho phù hợp với đặc thù các môn học tại Khoa Cơ sở ngành PCCC cũng như tại web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc .

 

Các giảng viên của Khoa Cơ sở ngành PCCC cũng đã đưa ra những băn khoăn trăn trở khi cho phép sinh viên sử dụng AI trong quá trình học có làm cho sinh viên lười tư duy, ỉ lại và phụ thuộc vào AI không? Qua các nội dung thảo luận, các chuyên gia và giảng viên đều đi đến thống nhất việc dùng AI trong giảng dạy, đặc biệt là các môn Cơ sở ngành PCCC là khả thi và hữu ích. Tuy nhiên phải ứng dụng đúng chỗ, đúng lúc và không được lạm dụng. Khi đó bản thân giáo viên phải nâng cao trình độ, để có thể đánh giá phân loại sinh viên tốt hơn đồng thời có khả năng phân tích các nội dung mà AI đưa ra từ đó truyền đạt được cho sinh viên những kiến thức đúng, thực tế và dễ hiểu hơn.

 

Phát biểu chỉ đạo và nhận xét về quá trình giảng dạy trong thời gian vừa qua của Khoa Cơ sở ngành PCCC, đồng chí Thượng tá, PGS, TS Nguyễn Thanh Hải – Phó Hiệu trưởng nhấn mạnh, các môn học của Khoa hầu hết đều là các môn thuộc khối kiến thức khoa học, kỹ thuật nên việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo nói riêng hay CNTT nói chung là rất cần thiết. Do vậy, các giảng viên trong Khoa cũng như lãnh đạo Khoa đã mạnh dạn tổ chức tọa đàm về chủ đề này là việc làm hết sức thiết thực. Điều đó cho thấy sự chủ động của Khoa đễ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng chí Phó Hiệu trưởng cũng cảm ơn PGS, TS Phạm Kim Chung đã dành thời gian chia sẻ về phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức giảng dạy khi sử dụng AI…. Đây là nội dung mà các giảng viên trong Khoa cũng như trong nhà trường còn thiếu và yếu, và hy vọng đồng chí Chung sẽ còn tiếp tục có những buổi chia sẻ hữu ích như vậy với giảng viên trong nhà trường./.

 

Đặng Tuấn Tú – Mai Hương (Khoa Cơ sở ngành PCCC)