web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Kỳ cuối: Phát huy vai trò “4 tại chỗ” trong phòng, chống cháy nổ, cứu nạn

Cháy ở nhà dân hay cơ sở kinh doanh, chợ, khu chung cư dù mức độ có khác nhau thì hậu quả để lại đều nặng nề và ám ảnh.

 

Trong tình hình hiện nay khi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn thì vai trò, ý thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, người dân đối với công tác PCCC và nhất là chữa cháy tại chỗ càng đặc biệt quan trọng.

 

Liên kết trong phòng, chống cháy nổ

Cùng Thượng tá Hoàng Trung Kiên – Phó trưởng Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đến phường Hàng Buồm tham dự lễ ra mắt và thực tập phương án PCCC&CNCH cũng như tổ liên gia an toàn PCCC, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi đó là sự quan tâm đặc biệt trước vấn đề mang tính cấp thiết, có ý nghĩa sát sườn tới quyền lợi của người dân, các hộ kinh doanh, buôn bán tại đây. Không chỉ có lực lượng Công an phường, cán bộ UBND và các ban, ngành đoàn thể của phường, buổi lễ đã thu hút khá nhiều người dân trên địa bàn tham gia.

 


Công an quận Hoàn Kiếm lắp đặt kẻng báo cháy ở các điểm công cộng.

 

Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Nhung, chủ cửa hàng bán đồ chơi cho biết, cửa hàng của gia đình rộng khoảng 30m2, chất đầy đồ chơi, đều là những vật liệu dễ cháy. Khi được cán bộ Công an phường Hàng Buồm tuyên truyền về thành lập các tổ liên gia an toàn PCCC, chị Nhung đồng ý ngay và rủ mấy hộ gia đình liền kề để thành lập một tổ liên gia PCCC.

 

“Trong trường hợp mình đi vắng hoặc ở nhà mà xảy cháy, sự hỗ trợ giúp đỡ của những người hàng xóm, xung quanh là vô cùng quan trọng để nhanh chóng dập lửa, không cho cháy lan rộng, cứu người, cứu tài sản” – chị Nhung cho biết mục đích khi vào tổ liên gia an toàn PCCC.

 

Địa bàn quận Hoàn Kiếm với đa phần là phố cổ, phố cũ, ngoằn ngoèo những con ngõ nhỏ. Bài học xót xa về những vụ cháy lớn xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội cũng như cả nước đã thôi thúc Ban Chỉ huy Công an quận Hoàn Kiếm sớm chủ động trong công tác tuyên truyền, phòng cháy chữa cháy. Đội Cảnh sát PCCC&CNCH của đơn vị phối hợp chặt chẽ với Công an của 18 phường trên địa bàn đến các khu dân cư tuyên truyền, vận động người dân mở lối thoát cho những “chuồng cọp”.

Những tấm biển đỏ với nội dung “Hộ gia đình tham gia tổ liên gia an toàn PCCC” đã được Công an phường, các đoàn thể chức năng của phường, quận gắn lên ngoài cửa các hộ gia đình như nhắc nhở, cộng hưởng trách nhiệm của người dân đối với công tác PCCC. Gần như 100% các hộ gia đình kiêm cửa hàng ở các phố cũ, phố cổ đều được cấp phát những cẩm nang hướng dẫn về PCCC, từ đó, chủ động nghiên cứu, áp dụng, xử trí đối với từng tình huống khi xảy ra cháy, nổ, thoát nạn an toàn.

Hiện, Công an quận Hoàn Kiếm đã triển khai 800 điểm chữa cháy cơ sở với số lượng khoảng 1600 bình cứu hỏa, thiết bị, dụng cụ phá dỡ, cứu nạn được lắp đặt. Phương châm chữa cháy “4 tại chỗ” gồm lực lượng tại chỗ, phương tiện thiết bị tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ được Công an quận Hoàn Kiếm tuyên truyền đến các hộ dân, điểm, mô hình PCCC tại cơ sở.

“Trong mọi tình huống cháy, chữa cháy tại chỗ, ngay từ khi mới xảy ra cháy có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng để nhanh chóng dập tắt đám cháy, cứu người, cứu tài sản. Đối với Hoàn Kiếm khi có gần 1.000 ngõ, ngách xe chữa cháy không vào được thì đây là “kim chỉ nam” để người dân và lực lượng chức năng cơ sở thực hiện, áp dụng nhằm phòng, chống hiệu quả cháy” – Đại tá Hà Mạnh Hùng, Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm cho biết.

 

Trách nhiệm phải đến từ nhiều phía

Vừa qua, Đại tướng Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Công điện số 02/CĐ-BCA ngày 18/5/2023 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và PCCC trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hiện nay.

 

Bộ trưởng Tô Lâm chỉ đạo, tập trung hoàn thành các chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 01/CT-TTg, từ nay đến ngày 30/9/2023 vận động 50% hộ gia đình tự trang bị một bình chữa cháy và mỗi gia đình ít nhất có một người được tập huấn về kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và đến ngày 31/12/2023 hoàn thành 100% trên toàn quốc; hoàn thành xây dựng Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy trước ngày 30/6/2023 và tổ chức diễn tập cho 100% Tổ liên gia an toàn PCCC trong quý III/2023; lưu ý thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH cho Ban quản trị nhà chung cư, đơn vị quản lý nhà tập thể và vận động, hướng dẫn hộ gia đình có “chuồng cọp” mở lối ra khẩn cấp và 100% nhà từ 2 tầng trở lên có lối thoát nạn khẩn cấp thứ 2 để thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra.

 

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương đã triển khai quyết liệt những biện pháp trong PCCC. Đối với địa bàn Hà Nội, tại cuộc họp giao ban công tác tháng 5 được tổ chức vào cuối tháng 5 vừa qua, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội ghi nhận thời gian qua, nhiều địa bàn đã ra mắt các mô hình tổ liên gia, điểm chữa cháy công cộng.

 

Tuy nhiên, đồng chí Giám đốc Công an TP Hà Nội cũng đề nghị chỉ huy Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH cũng như các địa bàn phải đánh giá nguy cơ và phương án đảm bảo an toàn PCCC ở các khu dân cư nằm sâu trong ngõ nhỏ hay các tòa chung cư cao tầng với mật độ dân số đông. Trách nhiệm của lực lượng Công an trong công tác tham mưu cũng được Giám đốc Công an TP Hà Nội nhấn mạnh và lưu ý cần được đẩy mạnh, chủ động hơn.

 

Trực tiếp phụ trách mảng việc liên quan đến PCCC, Đại tá Dương Đức Hải – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội yêu cầu Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH cùng Công an quận, huyện, thị xã thời gian tới cần tập trung rà soát, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, khắc phục tồn tại trong công tác PCCC. Đối với mỗi địa bàn khác nhau, đặc thì cần có những phương án đặc thù, phù hợp tình hình thực tế của dân cư, xã hội nơi đó.

 

Bám sát sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội, Công an các đơn vị, địa phương đã triển khai nhanh chóng những điểm chữa cháy công cộng. Thống kê, riêng quận Hoàn Kiếm đã lắp đặt 954 ngõ với 1.099 điểm chữa cháy công cộng tại các ngõ nhà đông hộ, các ngõ dài dưới 50 mét để tăng cường tối đa khả năng xử lý cháy ngay từ ban đầu của lực lượng tại chỗ và người dân. Đến nay, có tới gần 1.400 điểm chữa cháy công cộng.

 

Số hộ dân được vận động và trang bị bình chữa cháy là 19.998/24.808 hộ, chiếm tỷ lệ lên tới hơn 80% với 20.056 bình chữa cháy các loại. Đáng chú ý, Công an quận Hoàn Kiếm đã vận động tháo dỡ lồng sắt, “chuồng cọp” với 2.446/2.446 hộ tạo lối thoát nạn, cửa dự phòng tại ban công, lồng sắt, “chuồng cọp”, đạt tỷ lệ 100%.

 

Những kết quả trên đạt được phải kể tới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp trong đó có Bí thư, Chủ tịch UBND quận và chính quyền cơ sở. Nhiều đơn vị Công an các quận, huyện khác cũng đang nỗ lực vận động người dân tạo mở những lối thoát hiểm từ số “chuồng cọp” này.

 

Không chỉ có quận Hoàn Kiếm, quận Cầu Giấy hiện cũng đang triển khai hàng trăm tổ liên gia PCCC và hàng chục điểm chữa cháy ở cơ sở. Đánh giá về công tác PCCC tại địa phương, thông tin với PV, đại diện lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy cho biết, nếu như trước kia người dân đến với những lớp hướng dẫn kỹ năng về PCCC một cách miễn cưỡng, thì nay họ đã nhận thấy sự cần thiết, quan trọng trong công tác PCCC&CNCH.

 

Không chỉ các hộ kinh doanh, người dân, hộ gia đình cũng đã nâng cao hơn ý thức về PCCC. Điểm mấu chốt để triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các điểm chữa cháy công cộng, các tổ liên gia an toàn PCCC đó chính là bám sát phương châm “4 tại chỗ” trong chữa cháy.

 

“Khi phát hiện sớm vụ cháy, với kỹ năng được đào tạo, chỉ cần một cốc nước nhỏ cũng đủ để dập tắt, ngăn chặn một vụ hỏa hoạn khủng khiếp với hậu quả khó có thể đong đếm hết được. Khoảng thời gian đó, trong nghề chữa cháy thường được gọi là thời gian vàng, cũng giống như khoảng thời gian bác sĩ cấp cứu, cứu chữa bệnh nhân. Nếu vượt ra khỏi khoảng thời gian trên, công tác PCCC&CNCH sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí là hậu quả xảy ra rất lớn” – Thượng tá Đỗ Ngọc Tuấn cho biết thêm./.

Theo Hoàng Phong (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)