web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nguy cơ ngạt, độc khi ngủ trên xe hơi cá nhân (Trường hợp ngủ trên xe, nổ máy, bật điều hòa, không di chuyển)

Xe hơi không được chế tạo nhằm mục đích để ngủ trên xe. Bởi vậy, việc ngủ trên xe hơi, bật điều hòa sẽ đối diện với các yếu tố bất lợi với cơ thể.

Người trưởng thành, nhịp thở 16-20 lần/phút; trong mỗi hơi thở tiêu thụ 4-6% oxygen; bởi khí thở sẽ có thành phần 4-6% thể tích là CO2 và còn 15-17% thể tích O2.

 

  1. Nồng độ O2 suy giảm

Quá trình hô hấp và quá trình đốt cháy nhiên liệu do động cơ đều tiêu tốn oxygen nhanh chóng. Khi nồng độ O2 giảm dưới 14%V các biểu hiện suy hô hấp bắt đầu xuất hiện dồn dập, nồng độ O2 càng giảm sâu càng làm cho tình trạng cơ thể trở nên tồi tệ, khi nồng độ xuống dưới 8% có thể dẫn đến kết thúc sự sinh tồn. Đặc biệt nếu trong không gian hạn chế, không gian kín nguy cơ cạn oxygen xảy ra nhanh hơn.

Trường hợp quên tắt máy xe hơi đậu gara trong nhà, kẹt thang máy và sa xuống hố sâu cũng có nguy cơ này.

 

 

  1. Nồng độ CO­2 gia tăng

Quá trình trao đổi oxygen và carbondioxide tại màng tế bào xảy ra theo sơ đồ:

HbCO2 + 4O2 ® Hb(O2)4 + CO2

Khí CO2 thoát ra ở phổi, chiếm 4-6% thể tích khí thở. Theo thời gian, nồng độ khí tăng lên và gây hại cho cơ thể. Khi nồng độ CO2 tăng làm tăng nồng độ trong máu, làm cân bằng chuyển hóa pH chuyển dịch sang bên phải:

CO2 + H2O ⇄ H+ +  

Khi đó làm hạ pH máu, đa số trường hợp khi pH máu xuống dưới 7,2 sẽ đẩy cơ thể vào trạng thái hôn mê.

 

 

Khi nồng độ CO2 tiến đến 10% thể tích khí thở sẽ đe dọa sớm đến tính mạng.

  1. Nhiên liệu cháy chưa hết

Quá trình đốt cháy nhiên liệu tuân theo quá trình:

Nhiên liệu + O2   CO + CO2 + C + SO2 + NO + NO2 + N2 + H2O + ..

Quá trình này tiêu thụ O2 nhanh chóng và phát thải các khí như: CO, CO2, SO2, NO, NO2 và nhiên liệu chưa cháy hết là các hidrocarbon và các tạp chất chứa S, P, N độc hại, chúng bay hơi vừa chiếm thể tích khí thở, vừa gây hại lên đường hô hấp và gây độc cho quá trình chuyển hóa khí tại tế bào.

  1. Các khí gây độc, điển hình CO

Quá trình cháy của nhiên liệu, nhất là trong điều kiện thiếu khí O2, trong không gian hạn chế, nhiệt độ cao.

Oxide carbon có ái lực lớn với hemoglobin mạnh gấp 250 lần so với oxygen, vì vậy khi CO vào cơ thể sẽ kết hợp với hemoglobin và bất động nó khiến chất này không thể hấp thu oxygen của không khí để nuôi tế bào được. Nếu hemoglobin gặp hỗn hợp khí O2 và CO, nó sẽ phân phối kết hợp với từng phần khí theo tỷ lệ tương đối của hai thứ khí, theo áp suất từng phần của hai loại khí đó. Do đó muốn bất động hết hemoglobin trong máu, có nghĩa là không muốn cho hemoglobin kết hợp với oxy (bình thường oxy chiếm 20% trong không khí). Như vậy nếu nồng độ CO là 0,07% thì tất cả hemoglobin sẽ bất động và dẫn đến ngộ độc CO. Nếu nồng độ oxide carbon thấp hơn 0,07% thì chỉ một phần hemoglobin bất động và gây nên ngộ độc nhẹ hoặc kinh niên.

4Hb(O2)4 + 3CO ® Hb4(CO)3 + 16O2          K > 250

Trong cơ thể, CO kết hợp với hemoglobin thành phức hợp carboxygenhemoglobin Hb4(CO)3 phức hợp này rất bền vững và khó phân ly hơn 3600 lần so với phức hợp oxygenhemoglobin Hb(O2)4, nhưng trong thực tế khi ngộ độc cho nạn nhân thở oxy dưới áp lực vẫn có khả năng cứu sống, kết quả này còn phụ thuộc vào nồng độ oxide carbon vào cơ thể nhiều hay ít.

 

Ảnh hưởng của carbon monoxide trong khí thở
Sự tập trung Triệu chứng
35 ppm (0,0035%) Nhức đầu và chóng mặt trong vòng 6 đến 8 giờ sau khi phơi nhiễm liên tục
100 ppm (0,01%) Nhức đầu nhẹ trong hai đến ba giờ
200 ppm (0,02%) Nhức đầu nhẹ trong vòng hai đến ba giờ; mất phán quyết
400 ppm (0,04%) Đau đầu ở phía trước trong vòng một đến hai giờ
800 ppm (0,08%) Chóng mặt, buồn nôn, và co giật trong vòng 45 phút; không cảm thấy trong vòng 2 giờ
1600 ppm (0.16%) Nhức đầu, nhịp tim tăng lên , chóng mặt, và buồn nôn trong vòng 20 phút; chết trong vòng chưa đến 2 giờ
3200 ppm (0.32%) Nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn trong 5 đến 10 phút. Chết trong vòng 30 phút.
6400 ppm (0.64%) Nhức đầu và chóng mặt trong một đến hai phút. Co giật, ngừng thở và chết trong vòng chưa đến 20 phút.
12800 ppm (1.28%) Bất tỉnh sau 2-3 lần thở. Cái chết trong chưa đầy ba phút.

 

  1. Tình trạng cơ thể

Tuổi, giới tính, cân nặng và trạng thái sức khỏe có ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp và ảnh hưởng gây hại của các chỉ số sinh tồn. Thực tế cho thấy những người có chất kích thích trong máu, nhất là chất cồn, nguy cơ ngạt độc thường xảy ra nhanh hơn.

Khuyến nghị

Tình huống bắt buộc cần ngủ chút trên xe: Xe nổ máy cần ở nơi thoáng khí để hơi hidrocarbon, CO2, CO… khuếch tán nhanh. Hé kính nhẹ, để chuông tầm 10 phút. Ngủ lâu còn có những nguy cơ khác – chẳng hạn va chạm, tiêu cực…

Tại gia đình, đậu xe gara trong nhà: hướng đuôi xe – ống xả ra ngoài, nhớ tắt máy;

Lưu ý: Một số nguyên nhân gây ngạt khác trên xe như: rò rỉ khí gas máy lạnh; khí thoát ra từ các đồ chơi, vật dụng khác như quả bóng bay, dung dịch tẩy móng, cồn….

 

Khuất Quang Sơn (Khoa Khoa học cơ bản và ngoại ngữ)