web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những tấm gương lan tỏa tinh thần thi đua ái quốc

Những điển hình tiên tiến được vinh danh có thể khác nhau về công việc, hoàn cảnh, tuổi đời, nhưng đều có chung một tinh thần không ngại khó, ngại khổ, luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên bằng những việc làm tích cực, góp phần lan tỏa tinh thần thi đua ái quốc.

 

 Trung tá Nguyễn Chí Thành – Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ – Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

 

“Chúng tôi giải cứu được nạn nhân, cứu cái còn trong cái mất. Không cần biết nạn nhân là ai, thành phần, đối tượng như thế nào, chúng tôi đều thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, một là cứu sống, hai là tìm được nạn nhân. Điều đó lúc nào cũng thường trực trong đầu mình. Khó khăn nhất là có thể hy sinh nhưng tôi vẫn chấp nhận”.

 

Trên đây là chia sẻ của Trung tá Nguyễn Chí Thành – Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ – Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố Hồ Chí Minh, một trong 75 điển hình tiên tiến tiêu biểu được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến toàn quốc sáng 11/6.

 

Hội nghị được tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023), với sự tham dự của đại diện các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là 700 điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước từ khắp mọi miền Tổ quốc.

 

Trong chương trình giao lưu tại hội nghị, các đại biểu có mặt không khỏi cảm động, cảm phục trước tinh thần năng động, dám nghĩ, dám làm, vượt khó vươn lên của các gương điển hình tiên tiến, qua đó đã làm sáng ngời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

 

Làm những việc người khác làm không được

 

Kể câu chuyện về nghề nghiệp đặc biệt của mình, Trung tá Nguyễn Chí Thành – Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn. cứu hộ – Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, mỗi khi thấy những vụ cháy lớn, bản thân anh rất bồn chồn, sốt ruột vì đã không ít lần cùng đồng nghiệp chứng kiến nhiều trường hợp, tình huống thương tâm.

 


Trung tá Nguyễn Chí Thành – Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ – Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

 

“Trước đây là mình chọn nghề, sau đó gắn bó với công việc cứu nạn, cứu hộ trên 22 năm, thời gian dài như thế không dứt ra được, chỉ có thể là nghề chọn mình” – anh chia sẻ.

 

Trung tá Thành kể, vụ cứu nạn, cứu hộ chưa có tiền lệ, khó nhất ở Việt Nam là ở Cao Bằng vào tháng 12/2019 khi nạn nhân đã mất dưới hang gần 3 năm. Không có lực lượng nào có thể xuống được vì hang sâu hơn 220m, rất nhỏ hẹp, có chỗ chỉ tầm 50 – 60cm, đòi hỏi phải có một người đủ bản lĩnh, và phải liều lĩnh.

 

Mặc dù biết xuống hang này có thể gặp nguy hiểm, thậm chí là hy sinh nếu thiếu dưỡng khí, có vật thể lạ ở dưới hay phương tiện gặp trục trặc, song anh tâm niệm, nếu mình dừng lại thì nạn nhân sẽ mãi mãi nằm ở dưới hang, nỗi đau của người thân họ sẽ còn mãi.

 

Đắn đo, suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng anh vẫn quyết định đi xuống để cứu hộ nạn nhân. “Khó khăn nhất là có thể hy sinh nhưng tôi vẫn chấp nhận” – Trung tá Thành cho biết.

“Phải mất 1-2 tiếng đồng hồ tôi mới xuống được hang. Hang rất tối, tôi xuống đó với tâm trạng cô đơn trong nỗi sợ hãi tột cùng. Phát hiện nạn nhân bị vùi lập dưới lớp đá khoảng gần 1m, tôi phải dùng tay đào bới, nhặt từng mẩu xương để bỏ vào bao, hơn 1 tiếng thu dọn sau đó mới đi ngược lên. Khi lên đến miệng hang, đồng nghiệp mừng rỡ, vui sướng vì tôi đã an toàn, người thân của nạn nhân rất biết ơn lực lượng cứu hộ” – anh kể.

 

Theo Trung tá Thành, cứu nạn, cứu hộ là một công việc đặc thù, không phải lực lượng nào cũng có thể làm được. Làm những việc người khác làm không được, anh và đồng nghiệp có những phương án thiết thực cùng phương tiện bảo hộ và kinh nghiệm được đào tạo.

 

“Chúng tôi giải cứu được nạn nhân, cứu cái còn trong cái mất. Không cần biết nạn nhân là ai, thành phần, đối tượng như thế nào, chúng tôi đều thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, một là cứu sống, hai là tìm được nạn nhân. Điều đó lúc nào cũng thường trực trong đầu mình” – anh chia sẻ./.

 

Theo Văn Toản (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)