web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Một số nguy cơ ngạt, độc đến từ cống ngầm

Đã có nhiều sự cố cháy, nổ xảy ra khi công nhân thi công các hệ thống cống ngầm, đặc biệt phổ biến là các sự cố ngạt, độc khi lao động trong đường cống không đảm bao an toàn, vệ sinh lao động, như sự cố được ghi nhận gần đây vào ngày 26/7/2023 tại Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh làm tổn thương 05 người, trong đó có 1 người tử vong.

 

Thành phần khí dưới cống ngầm

Dưới cống ngầm, nhất là ở khu vực đô thị – dòng chảy của các chất thải, xảy ra quá trình oxy hóa tiêu thụ oxygen, và quá trình phân hủy yếm phát thải vào thành phần khí bao gồm: methane (CH4), carbonic (CO2),  hidrogen sulfide (SH2), mercaptane (CH3SH), phosphine (PH3), ammonia (NH3), nitrogen (N2) … Trong đó chủ yếu là CH4, CO2, SH­2, N2.

Hàm lượng các khí cũng biến đổi mạnh; CH4 chiếm từ 30%-85% thể tích; CO2 có thể chiếm 0,5-30% thể tích, còn H2S có thể chiếm đến 5% thể tích. Trong điều kiện nhiệt độ tăng cao, lượng mưa giảm, nhất là thời gian xảy ra Elnino, sự phân hủy các chất hữu cơ trong các đường cống càng xảy ra mạnh.

 

Tính chất nguy hiểm của các khí trong cống ngầm

Mặc dù CH4 không gây độc khi nồng độ dưới 9%V (LC50 = 500.000 ppm/2h – chuột; tương đương 50%V) nhưng H2S chất rất độc và nguy hiểm (LC50 = 634 ppm/1h – chuột). Cả 2 khí đều không màu, dễ cháy, nổ (CH4: 5-15%V và H2S: 4-44%V); riêng H2S có mùi trứng thối đặc trưng, độc tính của nó thấp hơn HCN (LC50 = 160 ppm/30 phút – chuột) và cao hơn CO (LC50 = 1807 ppm/4h – chuột).

Methane (CH4) là khí phổ biến nhất, dễ cháy và là “thủ phạm” gây ra nhiều vụ ngạt, độc, thậm chí cháy, nổ, ngoài đường cống ngầm, một số nơi khác như đầm lầy, bãi rác thải, chất thải nông nghiệp cũng phát sinh khí này. Khi nồng độ CH4 tăng sẽ làm giảm trao đổi khí – nạn nhân có triệu chứng buồn nôn, nôn, khó thở, nhịp tim không đều, nhức đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, mất phương hướng, thay đổi tâm trạng, cảm giác ngứa ran, mất khả năng phối hợp, nghẹt thở, co giật, bất tỉnh và hôn mê.. gây khó thở, bất tỉnh và tử vong do thiếu oxy trong máu. Methane thẩm thấu kém qua da, nạn nhân chủ yêu phơi nhiễm do hô hấp.

Khí trong cống ngầm có thể chứa tới 5% Hydrogen sulfide; H2S cũng liên quan đến quá trình phân hủy yếm khí ở đầm lầy và các không gian hạn chế khác. Hydrogen sulfide được coi là một chất độc phổ rộng, có nghĩa là nó có thể đầu độc một số hệ thống khác nhau trong cơ thể, mặc dù hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khi phơi nhiễm H2S, ban đầu, bệnh nhân thấy kích ứng mắt, do viêm kết mạc và giác mạc tại chỗ, H2S còn tác động trực tiếp lên hệ thần kinh dẫn đến tê liệt các trung tâm hô hấp. “Đây là chất độc nguy hiểm, có thể gây tử vong ngay lập tức nếu tiếp xúc với nồng độ cao”,  Theo Cơ quan Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ, nồng độ khoảng 400 ppm đến 700 ppm, khí sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong khoảng 30 phút, nồng độ trên 800 ppm có khả năng gây mất ý thức người gặp nạn và có nguy cơ làm tử vong ngay lập tức.

Khi nồng độ CO2 tăng cao cũng góp phần làm chuyển hóa của hemoglobine: giữa Hb(CO2) và Hb(O2 Nồng độ CO2 từ 8% bắt đầu gây ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể, ngưỡng nguy hiểm theo cơ địa từng cá thể khi nồng độ CO2 từ trên 10% thể tích. Khi nồng độ oxygen dưới 14% bắt đầu gây hại cho trao đổi chất ở màng tế bào để duy trì chuyển hóa ADP và ATP cung cấp năng lượng cho cơ năng. Khi thể tích Oxygen trong khí thở từ dưới 10% đe dọa tức thời đến sự sống.

Quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong cống rãnh còn sinh ra một số chất khí độc hại khác như PH3, CH3NH2, CH3SH, NH3… cộng hưởng độc, góp phần làm gia tăng nguy cơ ngạt, độc đối với người lao động.

 

Nguy cơ ngat, độc khi làm việc dưới cống ngầm

– Ngộ độc, ngạt khí, trong đó H2S, CH4 và CO2 đóng vai trò gây hại chính.

– Thiếu dưỡng khí – oxygen: do không gian hạn chế làm suy giảm khuếch tán; do hô hấp; do phản ứng phân hủy các chất.

– Gia tăng nhịp tim và hô hấp: Thiếu sáng, áp suất tăng; không gian hẹp … kích thích hô hấp – làm gia tăng nhịp tim, nhu cầu trao đổi oxygen tăng 20% – 100% hệ quả vừa làm giảm oxygen vừa làm gia tăng nồng độ carbonic;

– Khi thời gian ở trong không gian kín kéo dài, nhu cầu về nước để đảm bảo môi trường đẳng trương cho hệ tuần hoàn huyết mạch và hệ bạch huyết nếu không được đáp ứng gây ra hiện tượng ưu trương, bất hoạt tiểu cầu, hồng cầu rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

– Các phản xạ sinh tồn bị tác động bởi nồng độ thán khí, dưỡng khí có thể làm giảm thân nhiệt hoặc gia tăng thân nhiệt – cộng hưởng gây rối loạn, ảo giác và hoảng loạn.

– Một số vấn đề khác như: về mực nước trong không gian kín (do nền đất, do không gian xung quanh, do thi công, do đặc tính thông khí cột, do vỡ mỗi nối, do chất lượng cột), các sinh vật nhỏ gây hại, dị vật có sẵn, cản vật mang theo, tổn thương do va chạm, tia xạ … cũng là những nguy cơ đáng bàn đến trong một số tình huống.

 

Sơ cứu người lao động trong cống ngầm khi bị ngạt, độc hô hấp

Khi không đủ an toàn để đưa người bị nạn ra khỏi vùng nguy cơ, hãy báo ngay cho đơn vị quản lý an toàn lao động, gọi điện 114 trợ giúp từ lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đồng thời gọi điện đến 115 trợ giúp từ lực lượng y tế.

Nếu đưa được nạn nhân ra khỏi vùng nguy cơ, trong lúc chờ đợi các lực lượng chuyên môn có thể tiến hành sơ cứu người bạn nạn.

– Di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng khí.

– Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn bao gồm mạch và nhịp thở, đồng thời lưu ý bất kỳ chấn thương nào. Nếu không phát hiện thấy mạch, hãy tiến hành hồi sức tim phổi hay hồi sinh tim phổi (cardiopulmonary resuscitation – CPR). Nếu không thể thở, làm hô hấp nhân tạo. Nếu khó thở, hãy cung cấp oxygen cao áp hoặc các biện pháp hỗ trợ hô hấp khác.

– Gọi điện đến Xin và/hoặc hướng dẫn thêm từ bệnh viện địa phương, cơ quan y tế để thực hiện các  hướng dẫn, thủ thuật khác.

– Chuyển đến cơ sở chăm sóc Y tế!

 

Biện pháp phòng ngừa

Công ước số 170 của ILO, Luật Lao động (Điều 97, 100), hướng dẫn chi tiết bởi nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định công tác bảo vệ an toàn đối với người lao động. Tuy nhiên thực trạng người lao động thiếu/không có các phương tiện thiết bị an toàn. Người sử dụng không/chưa tiến hành tập huấn an toàn nhưng đã đưa lao động vào làm việc đã gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Để phòng ngừa ngạt khí khi lao động tại các không gian hạn chế như cống ngầm, hố sâu, hầm lò… cần một số giải pháp cụ thể:

– Tập huấn an toàn lao động, chuyên sâu đối với các nhóm công việc đặc thù.

– Đảm bảo sức khỏe của người lao động trước khi làm việc;

– Đánh giá điều kiện làm việc trước khi người lao động thực hiện nhiệm vụ để xác định các điều kiện an toàn tối thiểu. Trang bị một số máy đo khí O2, CH4, NH3, H2S, PH3, CO2…;

– Thực hiện trang bị và phương tiện đảm bảo an toàn như mặt nạ lọc độc, bình dưỡng khí. Xác định thời gian làm việc trong điều kiện nguy hiểm độc hại tương ứng với biện pháp đảm bảo.

– Tổ chức làm việc theo quy trình lao động trong không gian hạn chế với chỉ hủy có kinh nghiệm đảm bảo an toàn. Mỗi nhóm làm việc ít nhất 02 người có đường liên lạc trực tiếp hoặc thông qua dây tín hiệu.

– Có phương án dự phòng các tình huống bất thường xảy ra, có khả năng sơ cứu và cấp cứu khi cần.

– Có hồ sơ theo dõi sức khỏe của người lao động.

Trong khi các công cụ đảm bảo an toàn cho người lao động chưa được hoàn thiện cần bổ sung các hình thức tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người lao động trong cống ngầm nhằm hạn chế những thiệt hại, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn xã hội. 

 

Khuất Quang Sơn (Khoa Khoa học cơ bản và ngoại ngữ)