web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Kon Tum: Chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng về phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện có 473 cơ sở giáo dục bao gồm các trường học từ bậc mầm non đến đại học và các trung tâm giáo dục, chiếm khoảng 10% cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy.

 

Cơ sở giáo dục (trường học, trung tâm giáo dục) là một trong số cơ sở có đặc điểm nguy hiểm cháy nổ cao và ở mức độ nghiêm trọng. Đây là khu vực tập trung đông người và nhiều khu vực tập trung trang thiết bị dễ cháy như: Bếp ăn, nhà để xe, thiết bị phục vụ học tập (tivi, máy chiếu, máy vi tính…). Đặc biệt, loại hình cơ sở này chủ yếu là học sinh, sinh viên chưa có kỹ năng phòng cháy chữa cháy, thoát nạn, tâm lý dễ hoảng loạn khi xảy ra cháy, sự cố. Do vậy, công tác tuyên truyền, hướng dẫn các kỹ năng cơ bản về phòng ngừa cháy, nổ, thoát nạn an toàn là vô cùng quan trọng.

 

Thời gian qua, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Kon Tum đã luôn chủ động tham gia phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện có hiệu quả Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ Giáo dục và đào tạo về hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, tập trung triển khai các nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC&CNCH tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Từ năm 2022 đến nay, đơn vị đã phối hợp tổ chức 34 chương trình ngoại khóa, buổi tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng PCCC&CNCH đối với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh với 20.527 người tham gia. Trong đó, đơn vị đã chủ động đổi mới nội dung, lựa chọn những hình thức tuyên truyền trực quan, phù hợp với từng bậc đào tạo, đối tượng và độ tuổi học sinh, sinh viên, cụ thể:

 

– Đối với giáo dục mầm non, đơn vị lựa chọn hình thức tuyên truyền chủ yếu sử dụng phương pháp giáo dục trực quan, minh họa thông qua các chương trình trải nghiệm như “Tham quan và trải nghiệm học làm lính cứu hỏa”, “Lính cứu hỏa tí hon”,… Qua đó, trẻ nhận biết được về nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số vật dụng có thể gây cháy, nổ; biết cách phòng tránh nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số sự cố có thể gây cháy, nổ; nhận biết các tín hiệu, phương tiện báo động cháy và có hành động phù hợp khi nghe các tín hiệu báo động cháy.

 


Chương trình “Bé học làm lính cứu hỏa” do Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH phối hợp tổ chức.

 

– Đối với giáo dục tiểu học, phổ thông và giáo dục thường xuyên, thực hiện tuyên tuyền lồng ghép trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống, hoạt động sinh hoạt hè hoặc tổ chức chương trình sinh hoạt như: “Học làm chiến sỹ Công an”; “Chương trình hoạt động ngoại khóa”. Qua đó, học sinh biết được các kỹ năng thoát nạn trong đám cháy, cách chọn lối thoát, sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ thể khi xảy ra cháy, nổ; kỹ năng xử lý dập tắt đám cháy với các phương tiện chữa cháy ban đầu; biện pháp sơ cấp cứu các tai nạn, sự cố thường gặp; biện pháp phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa sự cố, tai nạn thông thường.


Chương trình “Hoạt động ngoại khóa” tuyên truyền kiến thức PCCC&CNCH tại các bậc giáo dục tiểu học, trung học phổ thông.

 

Thời gian tới, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Kon Tum sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện các chương trình tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng về PCCC&CNCH, đưa kiến thức về PCCC&CNCH vào chương trình chính khóa, ngoại khóa theo quy định tại Thông tư 06. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC&CNCH tại cơ sở, đặc biệt là việc xây dựng phương án phòng ngừa, bảo đảm an toàn PCCC trong cơ sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy./.

 

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH