web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Tầm quan trọng của công tác huấn luyện đối với Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND làm nhiệm vụ chữa cháy, CNCH

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá ngày càng nhanh; các đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước tiếp tục được mở rộng, phát triển; các đô thị, trung tâm chính trị, văn hoá cả nước hoặc từng vùng phát triển nhanh chóng; các tổ hợp nhà nhiều tầng và siêu cao tầng phát triển mạnh; hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tăng nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Đây là điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra các vụ cháy, nổ gây thiệt hại lớn về người và tài sản nếu như không có những giải pháp, biện pháp quản lý, phòng ngừa phù hợp và tổ chức chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

 

Công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và CNCH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chiến đấu của các đơn vị Cảnh sát PCCC&CNCH. Công tác huấn luyện góp phần trau dồi trình độ kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho từng cán bộ, chiến sỹ. Đồng thời rèn luyện ý chí chiến đấu, tính kỷ luật, tâm lý, tác phong, sức khoẻ cần thiết cho cán bộ, chiến sỹ. Nếu không coi trọng đúng mức công tác huấn luyện chiến đấu thì chất lượng, hiệu quả cứu chữa các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn sẽ không cao.

PHẦN 1

Một số vấn đề chung về công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

  1. Tầm quan trọng của công tác huấn luyện nghiệp vụ CC&CNCH

Huấn luyện nghiệp vụ CC&CNCH là một trong những nội dung quan trọng trong việc nâng cao khả năng thường trực sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đạt hiệu quả cao của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH. Huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và CNCH nhằm giúp cán bộ, chiến sỹ nắm chắc và thao tác thuần thục các động tác kỹ thuật, nắm vững chiến thuật CC&CNCH, rèn luyện thể lực, tâm lý và tinh thần dũng cảm để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ CC&CNCH trong điều kiện khắc nghiệt của đám cháy và các sự cố, tai nạn.

 

  1. Nhiệm vụ cơ bản của công tác huấn luyện nghiệp vụ CC&CNCH

– Công tác huấn luyện phải bám sát vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, căn cứ vào tình hình cháy, nổ, tai nạn, sự cố đã xảy ra, đặc điểm kiến trúc và tính chất cháy, nổ của các cơ sở, đặc biệt cần chú ý tới các loại hình cơ sở mới, nhà cao tầng, khu công nghiệp… để xây dựng chương trình huấn luyện cho phù hợp.

– Huấn luyện kỹ năng sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy CNCH, xe, máy bơm chữa cháy, nhất là phương tiện mới được trang bị để khai thác tối đa khả năng của phương tiện trong chữa cháy, CNCH.

– Giúp cho cán bộ, chiến sỹ nắm vững kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và CNCH cơ bản và chữa cháy, CNCH trong các tình huống, điều kiện khác nhau, các loại hình cơ sở, địa bàn.

– Nâng cao thể lực, tâm lý, bản lĩnh, tính kỷ luật, khả năng hiệp đồng tác chiến (làm việc theo nhóm) của cán bộ, chiến sỹ trong chiến đấu.

 

  1. Những nguyên tắc cơ bản trong công tác huấn luyện nghiệp vụ CC&CNCH
  2. a) Nguyên tắc có hệ thống:

Huấn luyện theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến cái chưa biết…

  1. b) Nguyên tắc trực quan:

Dùng đội hình mẫu, động tác mẫu, dùng hình vẽ, tranh ảnh…(như việc thực hành hạ khoa mục trong học quân sự, võ thuật).

– Huấn luyện viên hay người hướng dẫn cần phải giải thích được bản chất của động tác hay đội hình để người học hiểu được sau đó làm mẫu.

– Học động tác phải đi đôi với việc giải thích cặn kẽ mới thu được hiệu quả trong khi vận dụng vào thực tế.

  1. c) Nguyên tắc tự giác và tích cực:

Tinh thần tự giác và tích cực trong học tập là yếu tố quyết định đến kết quả học tập.

– Muốn nâng cao tính tích cực trong học tập cần tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sỹ tập luyện độc lập hoặc chia ra thành các tổ, nhóm. Sau đó các tổ có thể kiểm tra lẫn nhau, thi đấu với nhau.

– Tính tự giác và tinh thần tích cực trong học tập có mối liên hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu không tự giác thì không thể có tinh thần học tập tích cực và ngược lại.

  1. d) Nguyên tắc dễ hiểu:

Huấn luyện viên hay giảng viên cần chọn bài giảng, môn học phù hợp với khả năng của đại đa số cán bộ, chiến sỹ. Muốn thực hiện nguyên tắc này, huấn luyện viên phải nắm được khả năng của cán bộ, chiến sỹ và nghiêm chỉnh tuân theo trình tự, mức độ trong khi lập kế hoạch giảng bài.

  1. e) Nguyên tắc vững chắc:

Tính vững chắc trong học tập thể hiện ở chỗ học đến đâu nắm được đến đó, biết vận dụng những bài học trước vào bài học sau và bài học sau củng cố thêm cho bài học trước, biết vận dụng sáng tạo trong thực tế.

  1. g) Nguyên tắc học đi đôi với hành:

Lý luận không được đem ra thực hành thi coi như lý luận suông, còn thực hành không có lý luận cũng trở nên mù quáng.

  1. h) Nguyên tắc đảm bảo sẵn sàng chiến đấu:

Việc học tập, tập luyện nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao trong thực tế chiến đấu, xong yếu tố thường trực sẵn sàng chiến đấu cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả cứu chữa các vụ cháy. Vì vậy, việc học tập phải đi đôi với thường trực sẵn sàng chiến đấu cả về người và phương tiện.

Các nguyên tắc trên gắn bó với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Nếu một trong các nguyên tắc không được coi trọng hoặc không được đưa vào tập luyện sẽ làm giảm chất lượng học tập và hiệu quả chiến đấu.

PHẦN 2

Thực trạng công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH  đã có nhiều văn bản hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương tổ chức Công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt là Công văn số 351/C07-P5,P6 ngày 16/02/2023 của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH  hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 02/2023/TT-BCA quy định về công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và CNCH trong CAND. Qua kiểm tra, theo dõi Công an các đơn vị, địa phương đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ triển khai bảo đảm các nội dung, yêu cầu đặt ra, đáp ứng công tác sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tuy nhiên, việc huấn luyện này mới thực hiện chung cho đối tượng là cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Công an các đơn vị địa phương.

 

Qua công tác theo dõi, nắm tình hình kết quả rút kinh nghiệm các vụ cháy, sự cố, tai nạn của Công an các địa phương, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH  nhận thấy công tác tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ một số vụ cháy, sự cố, tai nạn còn chưa đạt hiệu quả cao, một bộ phận cán bộ, chiến sĩcòn yếu về kỹ thuật cá nhân, thao tác vận hành các trang thiết bị, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chưa thuần thục, tổ chức triển khai các đội hình chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chưa đúng ý đồ chiến thuật của chỉ huy chữa cháy…. Để xảy ra tình trạng trên, ngoài các nguyên nhân khách quan thì một trong những nguyên nhân chủ quan do công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho đối tượng là công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (gọi tắt là chiến sĩ nghĩa vụ) tại Công an một số địa phương chưa bảo đảm yêu cầu; nội dung, thời gian huấn luyện giữa các địa phương không đồng nhất…

Để thực hiện tốt công tác huấn luyện cho chiến sĩ nghĩa vụ làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong thời gian tới, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH  đề nghị Công an các địa phương triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

  1. Sớm triển khai, giao Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng chương trình kế hoạch chi tiết và tổ chức huấn luyện nâng cao nghiệp vụ chữa cháy, CNCH cho chiến sĩ nghĩa vụ tập trung theo hướng dẫn của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH .
  2. Lựa chọn giáo viên, giảng viên là người có nhiều kinh nghiệm, có kỹ năng sư phạm tốt; với 01 giáo viên, giảng viên hướng dẫn thực hành không quá 15 chiến sĩ (không tính người vận hành phương tiện, hỗ trợ thực hành); biên soạn đầy đủ giáo án và trình lãnh đạo cấp Phòng duyệt trước khi triển khai huấn luyện.
  3. Trong quá trình huấn luyện, tổ chức kiểm tra đánh giá nghiêm túc, đầy đủ các nội dung huấn luyện. Đối với chiến sỹ chưa thành thạo, không đạt yêu cầu, cần bố trí luyện tập ngoài giờ để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng.
  4. Chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất đảm bảo cho chiến sĩ ăn ở, huấn luyện tập trung; phương tiện, dụng cụ phục vụ huấn luyện.
  5. Tham khảo các tài liệu nghiệp vụ mà Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đã hướng dẫn hoặc trên website tại địa chỉ //canhsatpccc.yahba.com/ Hướng dẫn nội bộ/ Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Để thực hiện tốt công tác huấn luyện, các đơn vị cần bám sát yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện chữa cháy và CNCH, xác định tạo bước đột phá nâng cao chất lượng huấn luyện chiến sĩ mới (CSNV) ngay từ những ngày đầu, tháng đấu huấn luyện cần phải có chủ trương, giải pháp đồng bộ, như: Chuẩn bị tốt thao trường huấn luyện, nhất là khu vực luyện tập các đội hình chữa cháy, CNCH; triển khai huấn luyện chặt chẽ, linh hoạt, thích ứng với mọi diễn biến thời tiết, dịch bệnh…; đẩy mạnh nghiên cứu và phát huy hiệu quả sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ phục vụ huấn luyện.

Thực hiện huấn luyện theo đúng phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”; chú trọng khâu lên lớp, hướng dẫn thực hành của đội ngũ cán bộ huấn luyện, duy trì luyện tập của Tổ, bảo đảm CSNV dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện; kịp thời khắc phục khâu yếu, mặt kém sau mỗi buổi, mỗi tuần huấn luyện.

Duy trì nghiêm chế độ thông qua giáo án, bài giảng, coi đây là nội dung quan trọng quyết định kết quả huấn luyện của đơn vị. Đơn vị xác định rõ, mỗi buổi thông qua giáo án, bài giảng là một lần bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, tác phong và truyền thụ kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ các cấp. “Chiến sĩ mới như tờ giấy trắng”, cán bộ huấn luyện thế nào thì CSNV sẽ thực hiện như thế. Vì vậy, quá trình huấn luyện chú trọng thực hành, làm mẫu động tác, thực hiện chia nhỏ, tập đều; từ bước phân đoạn đến bước tổng hợp, từ dễ đến khó, từ cơ bản đến phức tạp, tuyệt đối không bỏ qua hay đốt cháy giai đoạn; thực hiện sai đâu sửa đấy, tiến hành sửa tập, uốn nắn từng chiến sĩ. Sau mỗi buổi huấn luyện, dành thời gian hội thảo, kiểm tra đánh giá kết quả, trên cơ sở đó chỉ huy đơn vị nắm và phân loại đối tượng để có phương pháp kèm cặp, bồi dưỡng, nâng cao kết quả chung của đợt huấn luyện.

PHẦN 3

Một vấn đề cần lưu ý về phương pháp, biện lý khi huấn luyện CSNV

Huấn luyện chiến sĩ mới là bước khởi đầu mang tính bản lề, tạo cơ sở hình thành kỹ năng chữa cháy, CNCH, phẩm chất, bản lĩnh của người CAND cách mạng nói chung và chiến sĩ chữa cháy,cứu nạn, cứu hộ nói riêng. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH.

Trong những năm gần đây có một vấn đề rất đáng quan tâm, đó là: Hầu hết cán bộ các đơn vị đều bày tỏ nỗi lo khi thanh niên nhập ngũ những năm gần đây tuy có vóc dáng và trình độ học vấn cao hơn trước, nhưng sức bền, khả năng chịu đựng khó khăn, gian khổ và kỹ năng sống, năng lực thực hành không được như những năm trước. Nguyên nhân chính là do trước khi nhập ngũ, nhiều thanh niên ít vận động, ít lao động chân tay; thực hành các thao tác chậm chạp; ngại huấn luyện gian khổ, vất vả, nhất là khi di chuyển nhiều, mang vác nặng, trong thời tiết nắng nóng…

Trước thực tế đó, các đơn vị cần tổ chức rèn luyện từ từ để chiến sĩ làm quen dần với môi trường CAND, nhất là với hoạt động huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy, CNCH; kết hợp giáo dục, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ với rèn luyện thể lực, nâng dần sức khỏe cho CSNV.

  1. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy, CNCH

Là xác định đơn vị để huấn luyện và luyện tập một cách khoa học, phù hợp với từng nội dung và đối tượng huấn luyện, bảo đảm cho chiến sỹ nắm vững nội dung, rèn luyện thành thạo động tác cá nhân, đội hình chữa cháy, CNCH cơ bản, nâng cao chất lượng huấn luyện.

  1. Phương pháp huấn luyện

2.1. Khái niệm

Phương pháp huấn luyện là cách thức và biện pháp tiến hành của cán bộ huấn luyện, nhằm truyền đạt và tiếp thu những nội dung về nghiệp vụ chữa cháy, CNCH, giáo dục bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức lỹ luật, rèn luyện năng lực thực hành cho chiến sỹ, làm cơ sở để rèn luyện và chấp hành.

2.2. Phương pháp huấn luyện chung

Huấn luyện theo phương pháp trực quan, kết hợp giữa lý luận với hướng dẫn tổ chức thực hiện, kết hợp giữa giảng lý thuyết với làm mẫu động tác, lấy làm mẫu động tác là chính. Nhằm giúp cho người học nhận thức sâu về nội dung, hành động được thống nhất trong toàn đơn vị.

Muốn có phương pháp huấn luyện tốt, người dạy phải nắm chắc đối tượng huấn luyện, nắm vững lý thuyết, thành thạo về thực hành động tác, biết vận dụng sáng tạo phương pháp huấn luyện cho từng đối tượng, thông qua kinh nghiệm thực tế trong công tác giáo dục, huấn luyện, quản lý, xây dựng đơn vị để truyền thụ đầy đủ những kiến thức, tạo điều kiện cho người học dễ nhớ, dễ hiểu, để chấp hành.

2.3. Phương pháp huấn luyện của người dạy

– Giảng một bài lý thuyết: Người dạy giảng từng nội dung, kết hợp dẫn chứng liên hệ thực tế vào đơn vị, để từ đó đề ra biện pháp tổ chức thực hiện.

– Huấn luyện một động tác các nhân, người dạy kết hợp giữa giảng giải và làm động tác, thực hiện qua 3 bước: Làm nhanh – làm chậm phân tích từng cử động – làm tổng hợp phân chia theo cử động của động tác.

– Huấn luyện triển khai các đội hình: Đối với đội hình chữa cháy, CNCH người huấn luyện giới thiệu lý thuyết và Tổ mẫu thể hiện bằng hình thức nói đến đâu Tổ mẫu thực hiện đến đó.

2.4. Phương pháp luyện tập

Thảo luận một bài học lý thuyết, người học phải nghiên cứu kỹ nội dung câu hỏi, chuẩn bị những ý chính cần phát biểu. Khi thảo luận đi sâu phân tích nội dung, lấy dẫn chứng thực tế ở đơn vị để minh họa, đồng thời đề ra phương hướng cho bản thân thực hiện. Quá trình thảo luận có thể nêu những vấn đề mà bản thân nhận thức chưa sâu để tổ thảo luận làm rõ thêm.

– Luyện tập động tác cá nhân: Người học thực hiện theo 4 bước: Từ nghiên cứu tập từng cử động đến tập hoàn chỉnh động tác và hiệp đồng trong phân đội. Lấy luyện tập cơ bản từng người làm trọng tâm, luyện tập kết hợp với bình tập, thực hiện sai đâu sửa đấy.

– Luyện tập đội hình: Thực hiện theo 3 bước: Từ nghiên cứu động tác, tập chậm phân đoạn, tập hoàn chỉnh nội dung.

Tổ chức huấn luyện và phương pháp huấn luyện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Tổ chức huấn luyện chặt chẽ, phù hợp sẽ tận dụng được thời gian, nâng cao chất lượng buổi học. Có phương pháp huấn luyện đúng, hướng dẫn luyện tập cụ thể, tỷ mỷ, phù hợp với từng đối tượng sẽ làm người học dễ tiếp thu, chất lượng luyện tập đạt tốt hơn.

  1. Một số giải pháp mang tính đột phá trong huấn luyện nói chung, huấn luyện chiến sĩ mới nói riêng

3.1. Về cơ bản, coi trọng làm tốt từ khâu chuẩn bị huấn luyện, thực hành huấn luyện và kết thúc huấn luyện với các biện pháp trong từng giai đoạn như các đơn vị đều làm. Điểm nhấn là đặc biệt quan tâm, chú trọng việc quán triệt nhiệm vụ, trước hết là lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải nhận thức sâu sắc rằng nhiệm vụ huấn luyện cho chiến sỹ mới (CSM) là quan trọng hàng đầu, thường xuyên phải tập trung cao nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính trị trung tâm này; đồng thời cần hiểu rõ, việc quản lý, huấn luyện CSM tốt chính là tiền đề, cơ sở để chiến sĩvà toàn đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ và ngược lại; cho nên phải hết sức coi trọng huấn luyện CSM.

3.2. Quán triệt phương châm “thẳng thắn, trung thực, thiết thực, hiệu quả”; kiên quyết chống kiểu làm việc, huấn luyện hời hợt; yêu cầu các đơn vị phải đánh giá đúng thực tế để đề ra biện pháp khắc phục những khâu yếu, mặt yếu một cách hiệu quả nhất. Việc đổi mới, đột phá trong huấn luyện phải tiến hành ở tất cả các khâu, các bước, ngay từ công tác chuẩn bị huấn luyện với mục tiêu là chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu phải được nâng lên.

3.3. Việc chuẩn bị đầy đủ vật chất, thao trường, bãi tập là đương nhiên, các đơn vị đều phải làm tốt; nên khi chuẩn bị huấn luyện, các đơn vị chú trọng phát huy các sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ để ứng dụng hiệu quả, góp phần tạo bước đột phá trong huấn luyện.

3.4. Quán triệt các quan điểm, nguyên tắc, mối kết hợp trong huấn luyện, nhất là phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ, yêu cầu tổ chức huấn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, không nóng vội đốt cháy giai đoạn, bảo đảm huấn luyện đến đâu CSM nắm chắc đến đó. Duy trì nghiêm việc chuẩn bị giáo án; tổ chức thông qua, phê duyệt giáo án, bồi dưỡng cán bộ qua thục luyện bài giảng, bảo đảm tất cả cán bộ huấn luyện đều chuẩn bị tốt nội dung lên lớp và tổ chức luyện tập khoa học, hợp lý để truyền đạt cho CSM hiệu quả nhất.

Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, phúc tra kết quả huấn luyện. Theo đó, các đơn vị đều phải thành lập hoặc phân công những tổ công tác, tiến hành kiểm tra, nắm chắc kết quả huấn luyện, bám sát CSM để kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục ngay khâu yếu, mặt yếu; gắn trách nhiệm từng cán bộ với kết quả huấn luyện của đơn vị và thực hiện kiểm tra cán bộ trước khi kiểm tra chiến sĩ để cán bộ luôn nêu cao ý thức trách nhiệm.

Từ thực tiễn thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, thường xuyên giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới. Sự thống nhất về nhận thức là cơ sở của hành động. Huấn luyện chiến sĩ mới luôn là nhiệm vụ khó khăn, vất vả, yêu cầu đặt ra rất cao. Vì vậy, làm tốt công tác giáo dục, quán triệt, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ động cơ, trách nhiệm đúng đắn, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Nội dung giáo dục tập trung chủ yếu vào làm rõ vị trí, ý nghĩa của công tác huấn luyện chiến sĩ mới; quán triệt các chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên, cũng như nhiệm vụ, kế hoạch và các nội dung, mục tiêu, yêu cầu trong huấn luyện chiến sĩ mới của từng đơn vị.

Hai là, chủ động làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện chiến sĩ mới. Thực tiễn cho thấy, chuẩn bị huấn luyện là nội dung quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả huấn luyện chiến sĩ mới. Bởi vậy, các đơn vị phải luôn chủ động chuẩn bị sớm, dành nhiều thời gian để đơn vị chuẩn bị; trong đó tập huấn, bồi dưỡng cán bộ được xác định là khâu then chốt. Thực hiện vấn đề này, trước mỗi đợt huấn luyện chiến sĩ mới, đơn vị rà soát, lựa chọn cán bộ có năng lực, kinh nghiệm biên chế vào khung đơn vị huấn luyện; đồng thời, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ theo phân cấp, chú trọng đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới. Nội dung bồi dưỡng hướng vào củng cố, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức quản lý, chỉ huy, thống nhất nội dung, phương pháp huấn luyện, phương pháp nắm tình hình, tiến hành công tác tư tưởng, phổ biến kinh nghiệm trong huấn luyện, quản lý, rèn luyện kỷ luật, cũng như biện pháp khắc phục khâu yếu, mặt yếu của năm trước. Song song với đó, đơn vị cần chủ động chuẩn bị kế hoạch, chương trình huấn luyện, mô hình, học cụ, thao trường, bãi tập và nhất là củng cố cơ sở vật chất, chuẩn bị chu đáo nơi ăn, ở của chiến sĩ,… nhằm phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới ngay từ ngày đầu.

Ba là, coi trọng phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp Tổ, Đội trong quản lý, rèn luyện, huấn luyện chiến sĩ mới. Xa rời vòng tay của gia đình, môi trường xã hội, bước vào nghĩa vụ CAND – môi trường “lao động đặc biệt” với kỷ luật tự giác, nghiêm minh, là thử thách không dễ dàng đối với mỗi tân binh. Chính vì lẽ đó, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ Tổ, Đội – những người hằng ngày, hằng giờ trực tiếp cùng chiến sĩ mới sinh hoạt, học tập, rèn luyện,… có vai trò hết sức quan trọng, có thể ví như “khuôn mẫu” để chiến sĩ noi theo. Từ thực tế đó, cần hết sức quan tâm xây dựng, kiện toàn khung đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới; lựa chọn, sắp xếp những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực quản lý, chỉ huy, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao vào các khung huấn luyện này. Cán bộ huấn luyện chiến sĩ mới phải bám sát kế hoạch, chương trình huấn luyện, sâu sát chiến sĩ mới, bám thao trường, bãi tập. Mọi hoạt động của chiến sĩ mới phải luôn có cán bộ trực tiếp quản lý, chỉ huy, kiểm tra, đôn đốc. Cán bộ Tổ, Đội thực hiện “4 cùng” với chiến sĩ, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc trên tinh thần “lấy tình thương, trách nhiệm làm chuẩn mực, hiệu quả huấn luyện làm thước đo” và đề cao việc giáo dục chiến sĩ mới thông qua việc làm cụ thể của mình. Bằng sự gần gũi, quan tâm, chia sẻ, nhất là việc “làm gương” của cán bộ các cấp, tạo môi trường cởi mở, dân chủ, đoàn kết, thống nhất cao. Điều đó giúp chiến sĩ mới nhanh chóng hòa nhập với đơn vị, tạo cho họ niềm tin, động lực để phấn đấu, rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bốn là, làm tốt công tác chính trị tư tưởng; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với rèn luyện kỷ luật, giữa gia đình với đơn vị trong huấn luyện chiến sĩ mới. Đây là kinh nghiệm và cũng là biện pháp quan trọng được các đơn vị thực hiện trong nhiều năm qua. Ngay sau khi tiếp nhận chiến sĩ mới, cùng với nhanh chóng ổn định biên chế, nơi ăn ở, chú trọng trước hết đến việc tiến hành công tác tư tưởng, đảm bảo cho chiến sĩ mới xác định rõ nhiệm vụ, yên tâm gắn bó với đơn vị. Theo đó, tăng cường tổ chức phổ biến, quán triệt nhiệm vụ, quy định của đơn vị, kết hợp với giáo dục truyền thống, tuyên truyền kết quả huấn luyện chiến sĩmới của năm trước,… nhằm xây dựng niềm vinh dự, tự hào, trách nhiệm cho chiến sĩ mới. Đồng thời, chỉ đạo đơn vị xây dựng bầu không khí đoàn kết, thân tình giữa cán bộ với chiến sĩ, chiến sĩvới chiến sĩ, chống bè phái, cục bộ địa phương, chia rẽ gây mất đoàn kết.

Cùng với giáo dục chính trị, động viên tư tưởng, xây dựng động cơ, ý thức trách nhiệm cho chiến sĩ mới, công tác huấn luyện, quản lý, rèn luyện kỷ luật phải được xác định là nội dung trọng tâm. Nhằm duy trì nền nếp, chính quy ngay từ giờ đầu, tuần đầu, yêu cầu đội ngũ cán bộ mẫu mực làm gương; đồng thời, hướng dẫn, uốn nắn kiên trì, tỉ mỷ, cụ thể cho chiến sĩ mới từng nội dung, từ cách xưng hô, chào hỏi, đến ăn, mặc, sắp đặt nội vụ, vệ sinh, chấp hành chế độ công tác trong ngày, tuần, v.v. Hiện nay, chiến sĩ mới có nhận thức, trình độ văn hóa cao hơn trước (thông thường đều đã tốt nghiệp trình độ lớp 12/12 và một số đã tốt nghiệp đại học…), đó là thuận lợi trong công tác quản lý, giáo dục, huấn luyện. Cũng vì thế, về mặt phương pháp cần có sự điều chỉnh phù hợp. Việc rèn luyện kỷ luật, các đơn vị cần chỉ đạo thực hiện kiên quyết, nhưng mềm dẻo, hạn chế mệnh lệnh hành chính, kết hợp với giáo dục thuyết phục, nhằm không tạo áp lực căng thẳng và hướng chiến sĩ mới vào tự giác chấp hành là chính. Đối với công tác huấn luyện, chú trọng tính chính quy ngay từ đầu. Các đơn vị bám sát phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng kết hợp huấn luyện lý thuyết với thực hành, lấy thực hành là chính; huấn luyện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp; phát huy đội mẫu; tổ chức cho chiến sĩ mới ôn kỹ, chia nhỏ tập nhiều để nắm chắc nội dung, thành thục động tác. Để nâng cao chất lượng huấn luyện, các đơn vị cần gắn huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ chữa cháy, CNCH với giáo dục chính trị, huấn luyện với rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy; duy trì nền nếp và chế độ kiểm tra, thanh tra, rút kinh nghiệm trong huấn luyện. Mặt khác, các đơn vị cần tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ trợ cho huấn luyện; tăng cường công tác động viên, cổ vũ trên thao trường, bãi tập, cũng như kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với chiến sĩ mới đạt thành tích xuất sắc trong huấn luyện.

Năm là, quan tâm chăm lo bảo đảm tốt đời sống sinh hoạt, sức khỏe cho chiến sĩ mới. “Thực túc binh cường”, đây là biện pháp hữu hiệu góp phần củng cố vững chắc tư tưởng; đồng thời, tạo nền tảng thể lực để chiến sĩ mới vượt qua khó khăn, vất vả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Theo đó, các đơn vị ưu tiên đảm bảo tốt nhất điều kiện sinh hoạt, ăn, ở cho chiến sĩ mới. Mọi tiêu chuẩn, chế độ đều được công khai, bảo đảm đầy đủ, kịp thời. Công tác nuôi dưỡng chiến sĩ mới cần được đặc biệt quan tâm, đảm bảo cho chiến sĩ mới ăn ngon, ăn đúng, ăn đủ tiêu chuẩn, định lượng. Chiến sĩ mới huấn luyện trên thao trường luôn có đủ nước uống. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh môi trường; đồng thời, bám sát chiến sĩ mới trong mọi hoạt động, kịp thời thăm khám, điều trị khi chiến sĩ mới ốm đau, mỏi mệt.
Nhằm trang bị cho chiến sĩ mới những kiến thức trọng tâm, cơ bản về nghiệp vụ công tác chữa cháy và CNCH, nâng cao năng lực, trình độ hiểu biết, khả năng sẵn sàng chiến đấu; nắm chắc và thao tác thuần thục các trang thiết bị chuyên dùng, các động tác kỹ thuật, nắm vững kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và CNCH. Nâng cao năng lực, ý thức tinh thần trách nhiệm; rèn luyện thể chất để nâng cao thể lực, bản lĩnh cho chiến sĩ nhằm có đủ sức khoẻ phục vụ công tác chiến đấu, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ khi được phân công về các đơn vị công tác./.

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH