Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com Chúng tôi là lính cứu hỏa Mon, 25 Apr 2022 08:42:46 +0000 vi-VN hourly 1 //wordpress.org/?v=5.2.4 //yahba.com/wp-content/uploads/2020/02/icon.png Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com 32 32 Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com/2022/04/25/chay-vien-nghien-cuu-quoc-phong-nga-7-nguoi-chet/ Mon, 25 Apr 2022 08:42:46 +0000 //yahba.com/?p=197030 Hỏa hoạn bùng lên tại một viện nghiên cứu quốc phòng Nga ở Tver, khiến 7 người tử vong và 25 người bị thương, 10 người không rõ tung tích.

“Chúng tôi xác nhận 7 người đã chết, con số thương vong có thể tăng lên”, cơ quan ứng phó khẩn cấp thành phố Tver, phía bắc thủ đô Moskva, Nga ra tuyên bố về vụ hỏa hoạn hôm 21/4 ở Viện Nghiên cứu Trung tâm của Lực lượng Phòng vệ Hàng không Vũ trụ.

 

Khói lửa bốc lên từ Viện Nghiên cứu Trung tâm của Lực lượng Phòng vệ Hàng không Vũ trụ tại thành phố Tver, phía bắc thủ đô Moskva, Nga, hôm 21/4. 

Ngọn lửa bùng lên trong tòa nhà hành chính của viện nghiên cứu, khiến nhiều người bên trong hoảng sợ phải nhảy từ cửa sổ thoát thân. Hình ảnh và video về vụ hỏa hoạn cho thấy tòa nhà đã bị ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn. Phần mái của công trình cũng bị sập một phần.

Vụ hỏa hoạn tại viện nghiên cứu ở Tver xảy ra vài giờ sau thông tin nhà máy hóa chất Dmitrievsky ở Kinsehma, cách thủ đô Moskva khoảng 400 km về phía đông bắc, cũng bốc cháy.
Nguyên nhân cả hai vụ cháy chưa được làm rõ.

Khói bốc lên từ viện nghiên cứu quốc phòng tại thành phố Tver, phía bắc thủ đô Moskva, Nga, hôm 21/4.

Các công tố viên quân sự khu vực đang điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn ở Tver. TASS cho biết các điều tra viên nhận định hệ thống dây điện cũ trong tòa nhà có thể là nguyên nhân gây hỏa hoạn.

]]>
Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com/2021/12/09/vu-hoa-hoan-am-anh-nhat-lich-su-nuoc-my-va-nhung-bi-an-chua-co-loi-giai-dap/ Thu, 09 Dec 2021 09:05:27 +0000 //yahba.com/?p=196088 Ngày 06/7/1944, một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại buổi biểu diễn xiếc ở Hartford, Connecticut, Mỹ, cướp đi sinh mạng của gần 170 người và làm hơn 700 nạn nhân khác bị thương. Đây là một trong những vụ hỏa hoạn tồi tệ và gây ám ảnh nhất lịch sử Mỹ.

Ảnh: History.com.

Ảnh: AP

Những tư liệu còn lưu giữ được từ thời đó cho thấy, ngày 06/7/1944 là một ngày nóng nực. Song, điều kiện thời tiết bất lợi rõ ràng không ngăn cản được khán giả kéo đến xem. Khoảng 7.000 – 8.000 người đã tụ tập bên trong chiếc lều chính khổng lồ, dài 150m, được dựng trên một cánh đồng thuộc khu Barbour của Thành phố Hartford. Tất cả háo hức được chiêm ngưỡng các màn biểu diễn hấp dẫn của những chú hề, huấn luyện viên sư tử và nghệ sĩ nhào lộn.Sự cố kinh hoàng xảy ra tại buổi biểu diễn của gánh xiếc lừng danh Ringling Bros và Barnum & Bailey Circus tại Hartford, bang Connecticut vào một chiều thứ Năm.

Nhóm nhào lộn Great Wallendas đã biểu diễn được khoảng 20 phút, khi ông chủ gánh xiếc Merle Evans phát hiện lửa đang bắt đầu lan từ bức tường Tây Nam lên nóc lều. Theo bản năng, ông Evans ra lệnh cho dàn nhạc chơi bản “Stars and Stripes Forever”, tác phẩm đã được gánh xiếc chọn làm giai điệu báo hiệu sự nguy hiểm.

Nghe thấy giai điệu trên, Fred Bradna, người phụ trách biểu diễn đã cố thông báo cho đám đông. Song, các cảnh báo của ông đã bị bỏ ngoài tai.

Lửa lan đi rất nhanh, xâm chiếm các lớp ngoài cùng lều, vốn đã được phủ chống thấm nước bằng hỗn hợp sáp ong và xăng dầu.

Vào thời điểm đó, mọi người nhìn thấy một quả cầu lửa khổng lồ ở trên nóc lều, ai nấy đều kinh hãi. Lối đi bị chặn vì các chuồng nhốt thú…

Ảnh: History.com

Khi đám cháy được dập tắt, người ta tìm thấy thi thể của gần 170 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, bên trong đống đổ nát. Nhà chức trách không tiết lộ chính xác con số thương vong. Một số ít nạn nhân thiệt mạng không thể nhận diện được. Trong số những người sống sót có gần 700 trường hợp bị thương.

Một số bị thiêu sống hay bị ngạt khói độc hoặc bị giẫm đạp trong lúc đám đông trở nên hoảng loạn, tìm mọi cách thoát ra bên ngoài. Số người còn lại tử nạn khi chiếc lều nặng 19 tấn đổ sụp xuống gần 10 phút sau khi lửa bùng phát.

 

Ảnh: History.com

Một trong các nạn nhân vẫn là ẩn số đối với nhà chức trách cho tới nay là một cô bé tóc vàng có biệt danh “quý cô bé nhỏ 1565”, được đặt theo số thứ tự gắn với cô tại nhà xác của Thành phố Hartford. Nhân dạng của nạn nhân này đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi lớn.

Một số người tin đó là Sarah Graham, 6 tuổi. Trong khi số khác cho rằng, đó là cô bé Eleanor Emily Cook đến từ bang Massachusetts. Trung tâm pháp y thuộc Sở Cảnh sát bang Connecticut đã mở một cuộc điều tra nhằm nhận diện “quý cô bé nhỏ 1565” kể từ năm 2005.

Ảnh: Word Press

Vụ hỏa hoạn khủng khiếp tại buổi biểu diễn xiếc ở Hartford gây rung động toàn nước Mỹ lúc bấy giờ. Thảm kịch sau đó đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ người Mỹ.

Cơ quan điều tra cho rằng, sự cố bắt nguồn từ một điếu thuốc hút dở, bị vứt bỏ bất cẩn. Không lâu sau đám cháy, 5 trong số những người chủ gánh xiếc bị buộc tội ngộ sát. Bốn người trong số họ bị kết tội, nhưng rốt cuộc được ân xá. Gánh xiếc đã bồi thường gần 5 triệu USD cho gia đình các nạn nhân.

Gần 6 năm sau sự cố, vào tháng 5/1950, trong lúc bị thẩm vấn vì một vụ cố tình gây hỏa hoạn nhỏ, Robert Dale Segee, một cư dân 21 tuổi ở Circleville, bang Ohio thú nhận là thủ phạm gây cháy rạp xiếc tại Hartford năm 1944. Segee còn nói, anh ta đã gây ra hơn 20 vụ hỏa hoạn khác ở Maine, New Hampshire và Ohio, cũng như sát hại 4 người.

Robert Dale Segee tự nhận là thủ phạm phóng hỏa đốt rạp xiếc ở Hartford. Ảnh: Wikipedia

 

Theo số phát hành ngày 30/6/1950 của tờ The Milwaukee Journal, Segee khai với cảnh sát rằng, bản thân bị những giấc mơ dữ dội ám ảnh suốt nhiều năm, đôi khi thôi thúc anh ta gây tội ác. Segee đã cung cấp cho nhà chức trách các tình tiết và kế hoạch tội ác của mình. Song, họ không thể xác định liệu những lời thú tội đó có đáng tin hay không. Các bác sĩ thăm khám Segee kết luận, anh ta bị mắc bệnh thần kinh. Về sau, Segee rút lại các lời thú tội. Cuối cùng, anh ta chỉ bị kết tội liên quan đến hai vụ hỏa hoạn và lĩnh án tổng cộng hơn 40 năm tù giam.

Năm 1993, các điều tra viên liên bang đã tái mở cuộc điều tra về vụ cháy rạp xiếc ở Hartford. Sau khi tái thẩm vấn Segee, lúc này 63 tuổi, họ vẫn không thu được bằng chứng ủng hộ hay bác bỏ những lời khai nhận tội năm 1950 của ông ta.

Bốn năm sau, vào năm 1997, Segee qua đời, mang theo mọi điều ông ta biết xuống mồ. Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến vụ hỏa hoạn ám ảnh nhất lịch sử Mỹ vẫn còn là một bí mật./.

                                                Hoàng Quân

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

]]>
Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com/2021/08/09/luc-luong-tuan-duyen-hoa-ky-huan-luyen-cuu-nan-cuu-ho-nhu-the-nao/ Mon, 09 Aug 2021 08:40:31 +0000 //yahba.com/?p=195398 Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) là một quân chủng của quân đội Hoa Kỳ hoạt động trên vùng biển, với nhiệm vụ chính là đảm bảo an toàn, an ninh và trông coi biển.  

Là lực lượng độc nhất trong số các quân chủng của Hoa Kỳ thi hành luật pháp ở vùng biển và đảm trách sứ mệnh của một cơ quan trông coi, giám sát việc chấp hành các quy định của luật liên bang. Hoạt động dưới quyền quản lý của Bộ Nội an Hoa Kỳ trong thời bình và có thể được thuyên chuyển sang cho Bộ Hải quân Hoa Kỳ theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ hay Quốc hội Hoa Kỳ trong thời chiến. Để là một thành viên cứu nạn, cứu hộ trên biển của lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, người học phải trải qua một khóa học 24 tuần tại trường đào tạo bơi cứu nạn, cứu hộ bờ biển ở thành phố Elizabeth, Bắc Carolina và trải qua rất nhiều thử thách.

Trường Đào tạo cứu nạn, cứu hộ là một trong những trường có tỷ lệ loại học viên lớn nhất trong các trường thuộc lực lượng quân đội Hoa Kỳ. Một khóa học đào tạo khoảng 75 đến 100 học viên và hơn một nửa số học viên này không tốt nghiệp được do không chịu được các bài tập khắc nghiệt và yêu cầu đặt ra, đôi khi số tốt nghiệp chỉ còn khoảng 20% so với học viên lúc ban đầu. Học viên phải có độ dẻo dai, sức khỏe, sức bền và có thể hoạt động 30 phút trên biển; chế độ thể dục rèn luyện thể chất hàng tháng bắt buộc đối với học viên là bơi trườn sấp 12 phút với chiều dài 500 yard (khoảng 457m) trở lên, bơi dìu người bị nạn 200m,… ngoài ra còn phải đạt được yêu cầu thể lực tối thiểu, cụ thể:

Ngoài những bài tập về kỹ năng và sức khỏe thì học viên sẽ được đào tạo theo giáo trình về 8 quy trình triển khai trên mặt nước, 11 cách tiếp cận, dìu và cứu người bị nạn, 7 cách gỡ dù, ba lô cho Hải quân và Không quân, các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu,…

Ngoài ra, một áp lực nữa cho học viên là các giảng viên và hướng dẫn viên sẽ đối xử với học viên một cách mệnh lệnh khắc nhiệt vì nếu học viên không thể chịu đựng được thì sẽ rất khó để sẵn sàng cứu người bị nạn trong các tình thế nguy hiểm.

Học viên trước khi vào trường cũng sẽ được trải qua khóa đào tạo phi công kéo dài 4 tháng và trước khi kết thúc khóa học, học viên phải vượt qua một bài kiểm tra liên quan đến các tình huống cứu nạn, cứu hộ phức tạp.

Dưới đây là một số hình ảnh trong khóa đào tạo cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ.

Học viên khởi động trước khi thực hành.

 

Tiếp cận và xử lý khi người bị nạn ôm, nắm

 

Bài tập tiếp cận mặt nước cứu người bị nạn

 

Bơi dìu người bị nạn về nơi an toàn

 

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH

 

]]>
Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com/2020/12/01/hoc-vien-phong-chay-chua-chay-bo-tinh-trang-khan-cap-lien-bang-nga-to-chuc-hoi-thao-khoa-hoc-va-ky-thuat-quoc-te-lan-thu-29-he-thong-an-ninh-2020/ Tue, 01 Dec 2020 03:03:41 +0000 //daihocpccc.edu.vn/?p=193115 Ngày 26/11/2020, Học viện Phòng cháy chữa cháy Bộ tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga cùng với Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới về An toàn tổng hợp và Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Liên bang Nga đã tổ chức hội thảo khoa học kỹ thuật quốc tế lần thứ 29 “Hệ thống An ninh – 2020”, nhân kỷ niệm 75 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga.

 

Nhân kỷ niệm 75 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga, các chuyên gia và các nhà khoa học của các nước đã gửi các bài báo khoa học để tham gia vào hội thảo khoa học kỹ thuật quốc tế lần thứ 29 “Hệ thống An ninh – 2020”. Các bài báo tập trung đưa ra các vấn đề cấp thiết về An toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cũng như các phương hướng và mục tiêu phát triển lực lượng PCCC trên thế giới trong tương lai.

 

 

Tại hội thảo trực tuyến, Trưởng Ban Tổ chức hội thảo, Giám đốc Học viện Phòng cháy chữa cháy Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga, Trung tướng V.S.Butko đã có bài phát biểu chào mừng, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này trong đời sống nghiên cứu khoa học của Học viện.

 

Đồng Trưởng Ban Tổ chức hội thảo, Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật, Giáo sư N. G. Topolsky đã báo cáo về lịch sử của hội thảo và trình bày các kết quả nghiên cứu của tổ hợp giáo dục và khoa học về hệ thống tự động và công nghệ thông tin. Nikolai Grigorievich cũng chúc mừng người đoạt giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới về An ninh Tích hợp (WANSC) năm 2020.

 

Đồng chí Đồng Trưởng Ban Tổ chức hội thảo đánh giá cao các bài báo khoa học đến từ một số quốc gia như Đức, Hungary, Vietnam…, trong đó đặc biệt là các bài báo khoa học từ web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc Bộ Công an Việt Nam, của các tác giả Vũ Văn Thủy, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Văn Cần, Trần Quang Vinh, Trịnh Thị Ngọc Anh, Lê Viết Vũ…vì đã thể hiện và trình bày được những vấn đề quan trọng và thiết thực cho lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên thế giới nói chúng và lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ – Bộ Công an Việt Nam nói riêng.

 

Trong số những vị khách được mời có một trong những người chiến thắng cuộc thi của Viện Hàn lâm Khoa học Toàn Nga về An ninh tổng hợp, một thành viên của tổ chức thành phố Moscow của Liên hiệp các nhà văn Nga, Lyudmila Viktorovna Maksimchuk, người đã giới thiệu cuốn sách mới của mình về người anh hùng của Liên bang Nga, Thiếu tướng Vladimir Mikhailovich Maksimchuk. Sau bài phát biểu của mình, Lyudmila Viktorovna đã tổ chức một cuộc họp với các sinh viên khóa “D” của khoa “An toàn môi trường công nghệ”, nơi cô nói về các cuốn sách của mình “Từ điển Chernobyl của loài người”, “Không phải tất cả cháy rụi”, “Ngôi nhà trên trái đất” và nhiều cuốn sách khác.

 

Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật, Giáo sư Mikhail Vladimirovich Aleshkov, người đoạt Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Toàn Nga về An ninh tổng hợp năm 2020, trong bài phát biểu ông đã cảm ơn những đánh giá cao về kết quả hoạt động của nghiên cứu khoa học trong việc phát triển và tạo ra công nghệ mới giúp phát triển kinh tế xã hội và chúc tất cả những người tham gia hội thảo thành công và  may mắn.

 

Nghiên cứu sinh của Học viện Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga, Đại úy Công an Việt Nam Đỗ Hoàng Thanh đã gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện và Ban Tổ chức hội thảo về sự giúp đỡ tân tình từ Học viện trong việc nghiên cứu và học tập, bên cạnh đó cũng mong muốn mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai trường luôn bền chặt và ngày càng phát triển.

 

Bốn phần chuyên đề của hội thảo đã được tổ chức trực tuyến, trong đó các nhà khoa học và chuyên gia từ Học viện và các trường đại học khác nhau ở Nga và nước ngoài tham gia. Trong quá trình làm việc của các phần, các vấn đề an ninh đã được thảo luận với nội dung sau:

 

– các vấn đề về thông tin, phương pháp luận, kỹ thuật và tổ chức an ninh;

– hệ thống và phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

– các vấn đề về tự động hóa hệ thống an ninh;

– các vấn đề về quy chuẩn, giáo dục, xã hội và tâm lý an ninh.

 

Đại diện cho những Nghiên cứu sinh, thạc sĩ và học viên nước ngoài đang học tập và nghiên cứu tại Học viện Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga, nghiên cứu sinh Thượng úy Công an Việt Nam Phạm Quốc Hưng đã có bài tham luận với nội dung: “Tình hình, rủi ro cháy nổ ở Việt Nam trong những năm gần đây và những nhiệm vụ trọng tâm” trình bày trước hội thảo.

 

Trước khi diễn ra hội thảo trực tuyến, kỉ yếu của hội thảo đã được xuất bản, trong đó có hơn 70 các bài báo khoa học từ nhiều quốc gia. Các bài báo được trình bày trong kỉ yếu chứa đựng những thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy, cho cán bộ nghiên cứu, cho nghiên cứu sinh và sinh viên của Học viện và cho các chuyên gia quan tâm từ các tổ chức trong và ngoài nước khác về các vấn đề ngăn ngừa và loại bỏ các trường hợp khẩn cấp./

 

Phạm Quốc Hưng (Nghiên cứu sinh tại Học viện PCCC Liên bang Nga)

]]>
Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com/2020/09/11/tham-hoa-ngay-11-thang-9-va-no-luc-cua-so-pccc-new-york/ Fri, 11 Sep 2020 02:28:03 +0000 //daihocpccc.edu.vn/?p=191044 Vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại thế giới (tòa tháp đôi 110 tầng) ngày 11/9/2001 tại New York là thảm kịch nhiều thương vong nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ, cướp đi sinh mạng của gần 2.700 người trong đó có 343 chiến sĩ chữa cháy. Gần 20 năm trôi qua kể từ sự kiện kinh hoàng, hãy cùng nhìn lại những nỗ lực của Sở PCCC New York trong công tác ứng phó với thảm họa này.

Hình 1: Đám khói lớn thoát ra từ Tòa tháp số 1 (nguồn: thehindu.com).

 

Hoạt động ứng phó đầu tiên được thực hiện khi Đội trưởng Đội Chữa cháy số 01 thuộc Phòng Chữa cháy số 01 (phụ trách khu vực Trung tâm Thương mại thế giới) chứng kiến chiếc máy bay số hiệu 11 của hãng American Airlines đâm vào Tòa tháp số 1 lúc 08 giờ 46 phút ngày 11/9/2001; ông lập tức phát báo động cấp hai và cấp ba trên đường tiến đến Trung tâm Thương mại thế giới.

 

(Các cấp báo động tương ứng với số lượng và chủng loại phương tiện, lực lượng được huy động đến hiện trường. Báo động cấp hai đối với nhà cao tầng thường huy động 19 phương tiện và 11 sĩ quan chỉ huy. Báo động cấp ba, bốn và năm sẽ yêu cầu nhiều nguồn lực hơn. Thông thường một Tổ Chữa cháy gồm 04 – 05 chiến sĩ chữa cháy và 01 chỉ huy; một Đội Chữa cháy có từ 05 – 08 Tổ Chữa cháy và một Phòng Chữa cháy có từ 04 – 07 Đội Chữa cháy).

 

Đội Chữa cháy số 01 liên hệ với Văn phòng Thông tin liên lạc (Trung tâm điều phối) của Sở PCCC New York thông báo địa điểm tập kết của lực lượng, phương tiện được huy động theo báo động cấp ba (được chỉ định tại góc đường West và Vesey ở phía Bắc của Tòa tháp số 1). Đội trưởng Đội Chữa cháy số 01 có mặt tại Tòa tháp số 1 vào khoảng 08 giờ 50 phút, thiết lập Trạm Chỉ huy sự cố tại tiền sảnh theo quy trình chữa cháy nhà cao tầng của Sở PCCC New York. Vào 08 giờ 57 phút, Giám đốc Sở PCCC New York phát báo động cấp năm và chỉ đạo các lực lượng đến điểm tập kết West và Vesey.

Hình 2: Tập kết trước Tòa tháp số 1 (nguồn: John Schroeder of Engine 10).

 

Đến khoảng 09 giờ 0 phút, do lo ngại về vấn đề an toàn, Trạm Chỉ huy sự cố được chuyển đến cạnh đường quốc lộ West Street (đối diện Tòa tháp số 1) và do Giám đốc Sở PCCC chỉ huy. Thời điểm này, các sĩ quan chỉ huy chỉ tính đến khả năng sụp đổ một phần của công trình chứ không hề nghĩ đến trường hợp tòa tháp sẽ sụp đổ hoàn toàn.

Một Điểm Tác chiến được thiết lập tại tiền sảnh của Tòa tháp số 1, phụ trách toàn bộ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và báo cáo trực tiếp tới Trạm Chỉ huy sự cố. Các sĩ quan chỉ huy thường trực tại tiền sảnh và tiếp cận các hệ thống quan trọng của tòa nhà như hệ thống báo động, thang máy và thông tin liên lạc. Chiến sĩ chữa cháy được điều động lên các tầng cao để tìm kiếm, cứu nạn; tập trung vào những người bị thương và bị mắc kẹt tại tòa tháp với mục tiêu: (1)Đáp ứng các cuộc gọi cầu cứu của nạn nhân tiếp nhận qua số máy 911 hoặc gọi trực tiếp cho Điểm Tác chiến thông qua hệ thống điện thoại nội bộ của tòa nhà; (2)Bảo đảm rằng tất cả nạn nhân ở dưới tầng có cháy đều được sơ tán ra ngoài.

 

Vào 09 giờ 03 phút, chiếc máy bay số hiệu 175 của hãng United Airlines đâm vào Tòa tháp số 2. Các nguồn lực ngay lập tức được huy động đến ứng cứu từ điểm tập kết trên đường West và Vesey và một số từ Tòa tháp số 1. Điểm Tác chiến thứ hai được thiết lập tại tiền sảnh của Tòa tháp số 2, và cùng báo cáo tới Trạm Chỉ huy sự cố. Vào 09 giờ 12 phút, Giám đốc Sở PCCC New York phát báo động cấp năm và góc đường West và Albany (phía Nam của Trung tâm thương mại thế giới) được chỉ định là điểm tập kết cho việc cứu chữa Tòa tháp số 2.


Hình 3: Máy bay đâm vào Tòa tháp số 2 và phát nổ (nguồn: abcnews.go.com).

 

Theo quy trình của Sở PCCC New York, Tổ Thông tin liên lạc hiện trường được thiết lập tại Trạm Chỉ huy sự cố vào khoảng 09 giờ 15 phút, phụ trách theo dõi vị trí và phân công nhiệm vụ của tất cả các nguồn lực có mặt tại hiện trường, phối hợp với Trung tâm Điều phối huy động thêm lực lượng, phương tiện theo yêu cầu của Chỉ huy sự cố.

Với việc các lực lượng, phương tiện đổ về hiện trường và người dân chạy thoát nạn, đã xảy ra tắc nghẽn giao thông, hỗn loạn nghiêm trọng tại khu vực Trung tâm Thương mại thế giới. Một số Tổ Chữa cháy di chuyển từ phía Bắc đã không thể đến được điểm tập kết ở phía Nam của công trình, phải bỏ lại xe và chạy bộ đến sảnh của hai tòa tháp.


Hình 4: Chiến sĩ chữa cháy chạy đến hiện trường (nguồn: history.com).

 

Vào 09 giờ 29 phút, Giám đốc Sở PCCC New York phát lệnh triệu tập tất cả sĩ quan và chiến sĩ chữa cháy đang nghỉ tại nhà thông qua các phương tiện truyền thông công cộng cũng như kênh rađiô của Sở PCCC. Hàng ngàn người đã đến hỗ trợ cho thành phố cũng như Sở PCCC. Tuy nhiên, lệnh triệu tập này dù đã có trong quy trình nhưng chưa hề được sử dụng trong suốt hơn 30 năm và các nhân sự chưa hề được huấn luyện để triển khai trong thực tế. Kết quả là, công tác này thiếu sự tổ chức và không đem lại hiệu quả. Sở PCCC New York cũng gặp khó khăn trong việc trang bị phương tiện, thiết bị cho các nhân viên hưởng ứng lệnh triệu tập khi họ có mặt tại điểm tập kết hoặc hiện trường sự cố.

 

Vào 09 giờ 47 phút, Chỉ huy sự cố phát báo động cấp năm lần thứ 3, yêu cầu lực lượng chi viện báo cáo về điểm tập kết West và Vesey. Tuy nhiên, rất nhiều Tổ Chữa cháy không tìm được điểm tập kết mà tiếp cận thẳng đến hai tòa tháp, dẫn đến: (1)Sĩ quan chỉ huy, Tổ Thông tin liên lạc hiện trường và Trung tâm Điều phối không theo dõi được chính xác vị trí của các lực lượng, phương tiện; (2) Lực lượng không đến điểm tập kết không có được các thông tin và chỉ dẫn cần thiết trước khi đi vào công trình (hậu quả là, rất nhiều Tổ Chữa cháy không thể xác định được họ đang ở Tòa tháp số 1 hay Tòa tháp số 2); (3) Phải huy động cả các lực lượng, phương tiện ở vị trí thường trực bảo vệ các khu vực khác của thành phố dù không cần thiết.

 

Các sĩ quan chỉ huy tại sảnh Tòa tháp gặp khó khăn rất lớn trong việc nắm bắt tình hình của các Tổ Chữa cháy được cử lên các tầng của công trình cũng như tình trạng bên ngoài tòa tháp do tín hiệu rađiô gặp vấn đề (thời điểm này việc sử dụng rađiô trên nhà cao tầng là không hiệu quả nếu thiếu hệ thống khuếch đại và tiếp phát sóng). Một số sĩ quan chỉ huy phải gửi thông điệp thông qua các chiến sĩ chữa cháy được cử di chuyển lên các tầng trên. Việc thiếu thông tin đã làm giảm khả năng của sĩ quan chỉ huy trong việc đánh giá tổng thể tình hình của thảm họa.

 

(Hoạt động tác chiến sử dụng 02 loại kênh sóng: Các kênh chỉ huy dùng cho việc liên lạc giữa các sĩ quan chỉ huy; các kênh chiến thuật dùng để liên lạc giữa sĩ quan chỉ huy và chiến sĩ chữa cháy hoặc giữa các chiến sĩ chữa cháy với nhau).

 

Hình 5: Tòa tháp sụp đổ (nguồn: newcivilengineer.com).

 

Vào 09 giờ 59 phút, Tòa tháp số 2 sụp đổ làm chết nhiều chiến sĩ chữa cháy, người dân và phá hủy Trạm Chỉ huy sự cố trên đường West Street cũng như Tổ Thông tin liên lạc hiện trường; đồng thời khiến cho sảnh Tòa tháp số 1 tràn ngập bụi mù và gạch vụn. Đội chữa cháy số 01 đề nghị tất cả các lực lượng di tản ra khỏi Tòa tháp số 1 thông qua bộ đàm vào khoảng 10 giờ 0 phút. Rất nhiều chiến sĩ chữa cháy không hề biết về việc Tòa tháp số 2 bị sụp đổ khi nhận được lệnh di tản này. Các chiến sĩ đang ở trên các tầng cao không thể nhận được lệnh.

 

Trước tình thế cấp bách, Sở PCCC New York quyết định kêu gọi chi viện từ các đơn vị chữa cháy lân cận thuộc hạt Westchester (khoảng 10 giờ 07 phút) và hạt Nassau (khoảng 10 giờ 23 phút). Tuy nhiên, việc này chưa từng có tiền lệ khiến Chỉ huy sự cố gặp khó khăn trong đánh giá nhu cầu hỗ trợ cũng như xác định phương thức quản lý, phối hợp (không nắm được thông tin về lực lượng, phương tiện của các địa phương này). Ghi nhận cho thấy một số lực lượng, phương tiện chi viện này được sử dụng để thường trực bảo vệ các khu vực khác của thành phố. Tương tự với đó, công tác hiệp đồng ứng phó giữa Sở PCCC và Sở Cảnh sát New York là rất hạn chế, thể hiện qua việc không có lãnh đạo nào của Sở Cảnh sát trong Ban Chỉ huy sự cố. Việc thiếu trao đổi thông tin giữa hai cơ quan này có thể đã dẫn đến nhiều thông tin quan trọng liên quan đến kết cấu của công trình chưa từng được cung cấp cho Chỉ huy sự cố cũng như các sĩ quan chỉ huy tại tiền sảnh.

 

Hình 6: Peter James Ganci Jr. (1946 – 2001), Cố Giám đốc Sở PCCC New York (nguồn: firehero.org).

 

Sau khi Trạm Chỉ huy sự cố bị phá hủy, Ban Chỉ huy sự cố tiếp cận gần hiện trường để đánh giá tình hình. Vào 10 giờ 29 phút, Tòa tháp số 1 sụp đổ làm toàn bộ Ban Chỉ huy sự cố, các chiến sĩ chữa cháy và người dân trong tòa tháp thiệt mạng. Trong gần 01 giờ đồng hồ sau đó, công tác chỉ huy sự cố gần như tê liệt do Trung tâm Điều phối không thể xác định sĩ quan chỉ huy nào còn sống sót, họ đang ở đâu cũng như các nguồn lực hiện còn tại sự cố là như nào. Một số sĩ quan chỉ huy cấp Phòng cố gắng thiết lập lại các Trạm Chỉ huy sự cố nhưng rất khó khăn trong trao đổi qua rađiô do quá tải truyền tin, dẫn đến việc có các Trạm Chỉ huy sự cố khác nhau cùng hoạt động. Cho đến 11 giờ 28 phút, một Trạm Chỉ huy sự cố duy nhất được Trung tâm Điều phối chỉ định tại góc đường West và Chambers và duy trì tại đây đến khoảng 18 giờ 0 phút trước khi di rời đến điểm tập kết West và Vesey cho đến sáng ngày 15/9/2001. Trạm Chỉ huy sự cố sau đó được chuyển đến đường Liberty Street và vào ngày 17/9/2001 chuyển đến đường Duane Street. Chính quyền New York đã phát động chiến dịch khắc phục thảm họa, cứu được 18 người trong đống đổ nát và hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ dọn dẹp vào tháng 5/2002.

 


Hình 7: Lực lượng CNCH tổ chức tìm kiếm các nạn nhân (nguồn: ehstoday.com).

 

Công tác ứng phó thảm họa ngày 11/9 là chưa từng có trong lịch sử Sở PCCC New York về phạm vi và quy mô, với hơn 200 Tổ Chữa cháy đã được huy động (khoảng 50% số Tổ Chữa cháy của toàn thành phố). Chỉ trong 03 giờ ứng phó đầu tiên, Sở PCCC New York đã huy động 121 xe chữa cháy (chiếm 61% tổng số), 62 xe thang (chiếm 43% tổng số) và 27 sĩ quan chỉ huy (chiếm 47% tổng số) đến hiện trường. Rất nhiều Tổ Chữa cháy khác đã cố gắng liên hệ với Trung tâm điều phối đề nghị được tình nguyện tham gia hỗ trợ công tác ứng phó dù không được giao nhiệm vụ, và một số trong đó đã được nhân viên điều phối miễn cưỡng chấp thuận. Ngoài ra, có 04 Tổ Chữa cháy tự động đến hiện trường dù không nhận được lệnh huy động của Trung tâm./.

Theo Việt Anh (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)

 

 

 

]]>
Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com/2020/08/12/nhung-dieu-can-biet-ve-loai-vaccine-covid-19-dau-tien-tren-the-gioi/ Wed, 12 Aug 2020 01:22:08 +0000 //daihocpccc.edu.vn/?p=190610 Tuyên bố về vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới do Nga sản xuất được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước đang đối mặt với nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ hai, trong khi đại dịch đã lây nhiễm hơn 20 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 736.000 người.

 

 

Việc phân phối vaccine cho nhóm những người cần nhất sẽ sớm được triển khai, mặc dù vaccine vẫn chưa được lên kệ một cách rộng rãi. Sau đây là một số thông tin cần biết về loại vaccine này:Trong một thông báo lịch sử, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/8 cho biết Viện Nghiên cứu Gamaleya đã hoàn thành việc thử nghiệm và đăng ký loại vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới.

Vaccine sẽ bảo vệ một người một cách hiệu quả khỏi COVID-19 tối đa trong hai năm sau khi tiêm. Mỗi người sẽ được tiêm hai mũi, cách nhau khoảng ba tuần.

Việc đăng ký vaccine diễn ra sau một loạt các thử nghiệm được tiến hành trên động vật và 2 nhóm gồm 38 tình nguyện viên. Những thử nghiệm này cho thấy vaccine vừa vô hại mà lại rất hiệu quả trong tạo miễn dịch đối với virus.

Những người trong độ tuổi 16-60, không dị ứng với các thành phần của thuốc và không mang thai, có đủ điều kiện tiêm vaccine. Tuy nhiên, những người đã nhiễm các bệnh về hô hấp sẽ phải đợi cho đến khi khỏi bệnh mới được tiêm.

Vaccine sẽ được cung cấp đầu tiên cho những nhân viên y tế đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Theo như giấy đăng ký, vaccine sẽ được cung cấp rộng rãi bắt đầu từ ngày 1/1/2021.

Việc sản xuất hàng loạt sẽ bắt đầu trong tương lai gần. Ngoài Viện Nghiên cứu Gamalya, vaccine sẽ được sản xuất tại một nhà máy dược phẩm thuộc công ty AFK Sistema của Nga, đơn vị cam kết sản xuất 1,5 triệu liều mỗi năm.

Moscow đã ký thỏa thuận với 5 quốc gia khác có nhu cầu và sẽ cung cấp khoảng 500 triệu liều trong 12 tháng đầu tiên.

Vaccine đã được đăng ký là Gam-COVID-Vac, nhưng sẽ được phân phối dưới tên “Sputnik V”.

Theo Phó Giám đốc phụ trách công trình khoa học Denis Logunov của Viện Nghiên cứu Gamaleya, việc nghiên cứu vaccine bắt đầu từ tháng 2 năm nay và hoàn thành sau đó hai tuần. Tốc độ phát triển nhanh chóng như vậy là do nhóm chuyên gia sử dụng nghiên cứu trước đó về một loại virus Corona khác – MERS – để tạo ra vaccine COVID-19.

 

Theo Báo CAND online

 

 

 

 

]]>
Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com/2020/08/10/chay-co-so-dieu-tri-covid-19-o-an-do-11-nguoi-thiet-mang/ Mon, 10 Aug 2020 03:48:27 +0000 //daihocpccc.edu.vn/?p=190534 Sáng 09/8/2020, một vụ cháy xảy ra tại khách sạn được một bệnh viện tư nhân thuê làm cơ sở điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở Ấn Độ, làm ít nhất 11 người thiệt mạng.

 

Hiện trường vụ cháy tại khách sạn đang được sử dụng làm cơ sở điều trị COVID-19

ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ sáng 09/8/2020.

 

Theo tờ The Times of India đưa tin, thời điểm vụ cháy xảy ra có khoảng  được điều trị tại Khách sạn Swarna Palace tại Thành phố Vijayawada (bang Andhra Pradesh, Đông Nam Ấn Độ). Lúc đó, có 10 nhân viên y tế giúp chăm sóc bệnh nhân tại đây. Nhiều bệnh nhân COVID-19 hoảng loạn cầu cứu từ cửa sổ các phòng trong khách sạn gồm 6 tầng, ít nhất 2 người nhảy từ trên cao xuống, dẫn đến tử vong.

Theo , hầu hết nạn nhân tử vong là do bị ngạt khói. Bệnh nhân COVID-19 vốn dĩ có vấn đề về hô hấp nên bệnh tình họ nhanh chóng trở nặng khi hít phải khói độc.

Cảnh sát địa phương cho biết, nguyên nhân do một máy lạnh ở tầng trệt gần khu vực tiếp tân bị chập điện gây ra cháy và khiến ngọn lửa nhanh chóng lan rộng lên các tầng trên của tòa nhà. Lính cứu hỏa dập tắt được đám cháy khoảng 25 phút sau đó. Các bệnh nhân COVID-19 sống sót được đưa qua bệnh viện công gần đó để tiếp tục điều trị.

Theo tờ The Indian Express, Thủ hiến bang Jagan Mohan Reddy thông báo hỗ trợ 500.000 Rupee (155 triệu đồng) cho thân nhân nạn nhân thiệt mạng, đồng thời ra lệnh mở cuộc điều tra vụ việc.  và Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah đều lên tiếng chia buồn với thân nhân các nạn nhân.

Ngày 09/8/2020, Ấn Độ đã ghi nhận 64.399 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ, con số cao nhất trong một ngày, nâng , trong đó có 43.488 ca tử vong.

Trước đó, ngày 06/8/2020, một vụ hỏa hoạn cũng xảy ra tại khu chăm sóc tích cực một bệnh viện tư ở Thành phố Ahmedabad, bang Gujarat,  khiến 8 bệnh nhân COVID-19 tử vong. Giới chức cho biết đám cháy bắt nguồn từ việc thiết bị bảo hộ của một nhân viên y tế bị bắt lửa./.

                                                                   HOÀNG QUÂN (Tổng hợp)

]]>
Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com/2020/02/07/934-revision-1450/ Fri, 07 Feb 2020 10:56:59 +0000 //localhost/?p=1450  

1.   Bảo tàng Chữa cháy Penrith (Sydney, Úc)

Ở đất nước kangaroo xinh đẹp, Bảo tàng Penrith không chỉ là bảo tàng chữa cháy có quy mô lớn nhất tại Úc mà còn là một trong số những bảo tàng sở hữu bộ sưu tập PCCC lớn nhất trên thế giới.

 

Biểu tượng chiếc xe chữa cháy chào mừng đầy ấn tượng của Bảo tàng Penrith, Úc.

 

Bảo tàng Penrith trưng bày những hiện vật từ cơ chế phát sinh ngọn lửa đến cách ngăn chặn và dập tắt nó; những con số thống kê các vụ cháy trong lịch sử địa phương; và công việc hàng ngày của người lính chữa cháy nơi đây từ năm 1910. Hình ảnh các bộ phim về PCCC tại bảo tàng cho thấy sự tàn phá kinh hoàng của hỏa hoạn và lòng dũng cảm của những con người luôn sẵn sàng chiến đấu với tử thần.

 

Ngoài ra, Bảo tàng Penrith có bộ sưu tập các loại xe chữa cháy đầy ấn tượng từ năm 1841 đến năm 1998, cùng với đồng phục, điện thoại, hệ thống radio, công cụ chữa cháy và các thiết bị bảo vệ của lính chữa cháy.

 

Chiếc xe chữa cháy bằng hơi nước Shand Mason 1891 nhập khẩu trực tiếp từ London

còn được biết đến với biệt danh “Big Ben”.

 

Mẫu xe chữa cháy Ahrens Fox PS2 1929.

 

Mẫu xe chữa cháy Leyland Crane 1939.

 

Bên cạnh đó, bảo tàng còn có nhiều hoạt động vui chơi dành riêng cho trẻ em như: trải nghiệm cảm giác được điều khiển một chiếc xe chữa cháy mini hoặc trực tiếp được ngồi trên chiếc xe chữa cháy thật sự… Ngoài ra, bảo tàng cũng phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi học thực tế về PCCC, các kỹ năng thoát hiểm đám cháy, kỹ năng cứu người gặp nạn khi xảy ra cháy…cho học sinh.

 

 

Nụ cười của các bé khi được trải nghiệm cảm giác ngồi trên một chiếc xe chữa cháy mô hình.

 

2.      Bảo tàng Chữa cháy Tokyo (Nhật Bản)

Tại xứ sở hoa anh đào, Bảo tàng Chữa cháy Tokyo là nơi lưu giữ lịch sử chữa cháy của Nhật Bản. Nơi đây lưu giữ những hiện vật từ thời kỳ Edo, khi các ngôi nhà hầu hết được xây bằng gỗ san sát nhau còn nguồn cung cấp nước lại khá khan hiếm. Chỉ một ngọn lửa cũng đủ để nuốt trọn cả một khu phố với tốc độ kinh hoàng, gây thiệt hại và thương vong cực kỳ nghiêm trọng. Vì vậy, phương pháp hiệu quả nhất được lựa chọn trong thời kỳ này là phá hủy luôn ngôi nhà đang cháy để ngăn chặn tốc độ lây lan của lửa.

Mô hình miêu tả lại thiệt hại nặng nề do hỏa hoạn dưới thời kỳ Edo.

 

Thời kỳ Meiji, công nghệ chữa cháy được hiện đại hóa với sự xuất hiện của xe chữa cháy bằng hơi nước do ngựa kéo nhập khẩu từ châu Âu.

 

Mẫu xe chữa cháy bằng hơi nước do ngựa kéo nhập khẩu từ châu Âu được sử dụng

trong thời kỳ Meiji.

Đến với thời kỳ hiện đại, tại bảo tàng sẽ được chiêm ngưỡng từng bước trong cả quá trình chữa cháy tính từ khi người lính chữa cháy nhận lệnh lên đường.

 

Các thiết bị được sử dụng trong quá trình chữa cháy hiện đại.

 

Điểm hấp dẫn nhất của bảo tàng là chiếc máy bay trực thăng được lắp vĩnh viễn trên sân thượng của tòa nhà mà ta có thể thực sự ngồi bên trong. Qua chiếc màn hình trong buồng lái, ta sẽ được trải nghiệm cảm giác như một người lính chữa cháy thực thụ đang giúp đỡ người gặp nạn từ trên không.

Từ xa có thể nhìn thấy chiếc máy bay trực thăng chữa cháy màu đ

được đặt trên nóc Bảo tàng Chữa cháy Tokyo.

 

Buồng lái kỳ diệu mang đến trải nghiệm được làm một người phi công chữa cháy thực thụ

mà bất kỳ du khách nào cũng không nên bỏ lỡ.

 

3.   Bảo tàng Parque de Bombas (Ponce, Puerto Rico)

 

Bảo tàng Parque de Bombas nằm trong Thị trấn Ponce của Puerto Rico – thiên đường ngập tràn biển xanh và cát vàng. Parque de Bombas có lối kiến trúc độc đáo, nổi bật với 2 gam màu đen – đỏ, thu hút cảm hứng sáng tạo của nhiều nhiếp ảnh gia.

 

Bảo tàng Chữa cháy Parque de Bombas với lối kiến trúc nổi bật trên 2 gam màu đen – đỏ.

 

Trong lịch sử, nơi đặt bảo tàng này cũng chính là trạm chữa cháy đầu tiên của Puerto Rico. Tên của bảo tàng được ghi trong Sổ đăng ký quốc gia về địa danh lịch sử, cho thấy vai trò quan trọng của nó đối với lịch sử và xã hội của vùng đất này.

 

Bảo tàng lưu giữ những thiết bị chữa cháy, mô hình trạm chữa cháy, hình ảnh tưởng niệm những người lính chữa cháy đã dũng cảm bảo vệ thành phố khỏi nhiều trận hỏa hoạn có thể đã trở thành thảm kịch tàn khốc.

 

4. Bảo tàng Chữa cháy New York (Mỹ)

Có thể nói, Mỹ là quốc gia có số lượng Bảo tàng Chữa cháy “khủng” nhất trên thế giới với xấp xỉ khoảng 300 bảo tàng trải khắp các bang trên toàn lãnh thổ. Một trong số đó là bảo tàng của Sở Cứu hỏa New York.

Bảo tàng Chữa cháy New York, Mỹ.

 

Ở bảo tàng này, ta có thể xem nhiều hiện vật, tài liệu lưu trữ, hình ảnh về các hoạt động chữa cháy của lính chữa cháy New York.

 

Tương tự các bảo tàng chữa cháy khác, ta sẽ bắt gặp bộ sưu tập các loại xe chữa cháy từ thô sơ đến hiện đại; trang phục và các thiết bị bảo hộ của lính chữa cháy như: rìu, vòi, mũ bảo hiểm…

Một chiếc xe chữa cháy được trưng bày trong Bảo tàng Chữa cháy New York.

Bên trong bảo tàng còn có một khu vực dành riêng để tưởng nhớ 343 người lính chữa cháy thuộc Sở Cứu hỏa New York đã hy sinh trong vụ tấn công ngày 11 tháng 9.

Khu vực tưởng nhớ 343 người lính cứu hỏa đã hy sinh trong vụ 11 tháng 9

Khu vực tưởng nhớ 343 người lính chữa cháy thuộc Sở Cứu hỏa New York đã hy sinh trong vụ tấn công ngày 11 tháng 9./.

Thiên Hương

]]> Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com/2020/01/09/934-revision-1415/ Thu, 09 Jan 2020 15:52:38 +0000 //localhost/?p=1415 Trên toàn bang New South Wales có khoảng 40 đám cháy xảy ra. Tính tới 9/10/2019, có tới 30 ngôi nhà có nguy cơ cháy rụi hoặc hư hỏng nặng do cháy rừng ở phía Bắc nước này. Các nhà khí tượng học và các cơ quan cứu hỏa không ngạc nhiên về điều này. Theo dự báo, các kỷ lục về tình trạng nắng nóng và gió đã xảy ra tại một số vùng của bang New South Wales và Queensland trong tuần này, với khả năng xảy ra hỏa hoạn ở mức độ cao. Mùa cháy rừng ở Úc bắt đầu sớm hơn bình thường. Năm nay, nó bắt đầu vào tháng 9 ở phía Đông vùng biển. Năm 2018 và năm 2013, những đám cháy rừng vào mùa xuân đã tấn công bang New South Wales. Các đám cháy cũng đã ảnh hưởng đến phần lớn phía Đông Nam của nước Úc vào năm 2015.

Các yếu tố gây ra cháy rừng nghiêm trọng là nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và gió mạnh cùng với lượng mưa thấp trong thời gian dài. Những yếu tố thời tiết này được sử dụng để tính toán mức độ nguy hiểm của đám cháy tại khu vực, sử dụng chỉ số thời tiết cháy rừng. Chỉ số phản ánh mức độ dễ xảy ra cháy rừng vào một ngày nhất định, trong đó số 0 biểu thị ở mức thấp, 50 là mức có thể ban hành lệnh cấm lửa và 100 là nguy cơ cháy cao. Thiệt hại về người và tài sản thường xảy ra vào những ngày có chỉ số cao ở một khu vực cụ thể. Nhưng các yếu tố thời tiết khắc nghiệt theo mùa không phải lúc nào cũng gây ra các đám cháy. Các yếu tố khác bao gồm địa hình, thảm thực vật, lửa và thời tiết trong ngày.

 

 

Người lính cứu hỏa đang dập tắt đám cháy rừng

tại Taree, New South Wales, Úc vào ngày 10/11.

 

Một số yếu tố gây ra cháy rừng bao gồm: nhiệt độ, lượng nhiên liệu nạp tình hình khô hạn, tốc độ gió và độ ẩm. Cơ quan Khí tượng Úc (BoM) và Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) cho biết nhiệt độ nước Úc đã tăng lên 1 độ C kể từ năm 1910 và con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), sự gia tăng nồng độ khí nhà kính từ giữa thế kỷ 20 là nguyên nhân chính gây ra sự . Thời tiết nóng lên làm tăng số ngày trong năm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Nhiên liệu khô – số lượng rừng và bụi cây khô dễ cháy có liên quan đến sự gia tăng của phát thải khí. Trong điều kiện thích hợp, cácbon điôxít (CO2) hoạt động như một loại phân bón làm tăng sự phát triển của cây. Thời tiết khô hạn khiến tình hình phức tạp hơn. Các mô hình máy tính phức tạp đã không tìm thấy dấu hiệu về mối liên quan giữa BĐKH và sự gia tăng khí CO2 trong sự suy giảm mưa tạo ra hạn hán ở miền Đông nước Úc hiện nay.

Tuy nhiên, nhiệt độ cao làm tốc độ bay hơi nhanh hơn. Chúng cũng kéo dài mùa sinh trưởng của thảm thực vật ở nhiều vùng, dẫn đến sự thoát hơi nước nhanh hơn (quá trình cây hút nước từ đất và bốc hơi thông qua lá và hoa). Kết quả là đất, thảm thực vật và không khí có thể khô hơn so với trước đây với cùng một lượng mưa trong quá khứ. Sắp đến mùa hè năm 2020, thời tiết ấm và khô bất thường xảy ra ở các vùng rộng lớn của Úc. Hiện nay, nhiệt độ trên mức trung bình xảy ra ở hầu hết các năm và năm 2019 đã xảy ra 5 đợt khô kỷ lục, trở thành năm khô hạn nhất kể từ năm 1970. Trong đó, Úc ghi nhận tháng nóng nhất xảy ra vào tháng 1/2019, tháng 7 là tháng nóng thứ 3 trong năm và ngày nóng nhất trong năm xảy ra vào tháng 10 theo ghi chép hồ sơ nhiệt độ khác.

Thảm họa cháy rừng khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử Australia, với gần 200 đám cháy vẫn đang hoành hành trên hầu khắp lục địa châu Đại Dương rộng lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cũng như tàn phá hệ động vật hoang dã. Cháy rừng tại Úc tính đến ngày 7/1/2020 đã thiêu rụi hơn 8 triệu ha đất (gần gấp đôi diện tích nước Bỉ), trong đó chỉ riêng bang New South Wales mất 1,2 triệu ha. Nếu so với đợt cháy rừng khủng khiếp hồi tháng 9 tàn phá rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới – “lá phổi xanh” của Hành tinh Amazon, số diện tích rừng bị cháy ở Australia nhiều hơn gấp 7 lần, trong khi con số này cũng cao gấp 3 lần so với diện tích rừng bị thiêu trụi trong đợt cháy rừng năm 2018 ở bang California. Ít nhất 25 người đã thiệt mạng do cháy rừng trên toàn Australia, chủ yếu tại New South Wales, bang đông dân thứ hai ở nước này. Hàng nghìn người bị mắc kẹt ở các thị trấn ven biển vẫn chưa thể trở về nhà. Giới chức đã cảnh báo về nguy cơ của cuộc khủng hoảng nhân đạo. Ngoài ra, hơn 10 triệu người trên khắp Australia đang phải hít thở bầu không khí độc hại do khói bụi ô nhiễm từ các đám cháy rừng bao trùm bầu trời.

Tại New South Wales, bầu trời trong ngày 5/1/2019 biến thành màu đỏ mịt mù do hậu quả của cháy rừng. Ngay tại thủ đô Canberra, các trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em, cửa hàng, bảo tàng và các địa điểm vui chơi, giải trí đều đóng cửa do chỉ số chất lượng không khí đo được đã vượt gấp 22 lần so với mức bị coi là nguy hại, khi. Cháy rừng cũng đã thiêu hủy hơn 1.800 nhà dân và hàng nghìn cơ sở vật chất khác. gần 500 triệu động vật, trong đó có 8.000 gấu túi (gấu Koala) – chiếm 30% tổng số gấu túi ở Australia, đã chết do không thể chạy thoát thân khỏi “biển lửa”. Theo Bộ Môi trường , những trận cháy rừng quy mô lớn đã phá hủy khoảng 30% môi trường sinh sống của loài Koala và một số loài sinh vật khác. Giới khoa học cho rằng có thể phải mất hàng thập niên mới khôi phục được hệ động vật hoang dã ở Australia. Ngoài những thiệt hại về người, vật chất và hệ sinh thái, giới chức Australia đang rất lo ngại các vụ cháy rừng nghiêm trọng gần khu vực hồ chứa nước ngọt lớn nhất của thành phố Sydney có thể nhiễm vào nguồn nước quý này. Bên cạnh đó, hàng loạt lớp tro đen từ các đám cháy rừng đã khiến những bãi biển nước xanh trong ở Sydney trở nên loang lổ với những lớp bùn than đặc quánh, đe dọa làm ô nhiễm nguồn cung nước sinh hoạt của thành phố cảng. Các nhà sinh thái học còn cảnh báo, nếu tàn tro cháy rừng rơi xuống các bể chứa nước ngọt ở Sydney rồi tích tụ, có thể dẫn tới hiện tượng tảo độc nở hoa, khi hoa tảo bắt đầu quá trình phân hủy, chúng sẽ sử dụng hết lượng oxi và làm giảm môi trường oxi sinh tồn của cá, gây ra nguy cơ cá chết hàng loạt.

Ngành du lịch Australia cũng đang gánh chịu những thiệt hại ước tính lên đến hàng trăm triệu USD do các đám cháy rừng hoành hành tại khu vực bờ biển phía Đông. Cháy rừng đã tàn phá một số khu vực du lịch trọng điểm của Australia, bao gồm Đông Gippsland, bang Victoria và bờ biển phía Nam bang New South Wales. Lửa lớn bao trùm nhiều nơi đang đe dọa biến hàng chục địa danh du lịch từng tấp nập du khách thành những “thành phố ma”. Ở thành phố Vịnh Batemans, các siêu thị, cửa hàng và quán bar đều đã đóng cửa. Địa điểm duy nhất còn hoạt động là trung tâm lánh nạn, nơi tá túc của hàng trăm người dân trong các lều trại hoặc trên xe tải. Cơ quan Du lịch Australia đã lùi thời điểm phát động chiến dịch quảng bá du lịch mới ở nước này.

Ngành bảo hiểm của Australia cũng chịu tác động mạnh khi mùa cháy rừng tại Australia năm 2019 đến sớm và diễn biến bất thường. Hội đồng Bảo hiểm Australia cho biết từ ngày 8-11, các công ty bảo hiểm đã nhận 4.299 hồ sơ yêu cầu bồi thường trị giá khoảng 297 triệu AUD (gần 200 triệu USD) cho 1.485 ngôi nhà và các tài sản khác bị hủy hoại vì cháy rừng. Hội đồng này dự kiến con số thiệt hại sẽ tăng lên sau khi có các đánh giá chính thức. Các chuyên gia kinh tế nhận định thảm họa cháy rừng có thể sẽ khiến các công ty bảo hiểm giảm phạm vi bảo hiểm đối với một số rủi ro nhất định và tăng phí bảo hiểm.

Australia đã trải qua một mùa Đông khô hạn đến mức một số dòng suối có thể là những khoảng cách ly các đám cháy giờ đây cũng đã cạn kiệt… khi ngọn lửa bốc cao với gió lớn tạo thành các quả cầu lửa lăn vài trăm mét khiến cho đám cháy lan nhanh không thể kiểm soát nổi. Trên thực tế, cháy rừng là mối lo ngại ở Australia trong mùa Hè nóng và khô, nhưng năm nay các đám cháy đến sớm hơn mọi năm với sức tàn phá mạnh hơn. Các đám cháy bùng phát trong điều kiện thời tiết khô nóng bởi một số vùng của các bang Queensland và New South Wales đã trải qua tình trạng hạn hán kéo dài 3 năm qua mà giới khoa học cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

Trong những tháng qua, quân đội Australia đã tích cực tham gia công tác dập tắt cháy rừng tại nhiều khu vực ở nước này, cung cấp sự hỗ trợ trong các nỗ lực tìm kiếm, cứu nạn, hậu cần… Tính đến thời điểm này, khoảng 2.000 binh sĩ đã được triển khai. Chính phủ liên bang Australia thông báo dành ít nhất 2 tỷ AUD (1,36 tỷ USD) cho các hoạt động khắc phục hậu quả cháy rừng trên cả nước.

Theo đó, cơ quan này sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền các bang và địa phương trong việc dựng lại cầu, đường và cơ sở hạ tầng quan trọng khác, cũng như thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác, bao gồm cả hỗ trợ sức khỏe cho người dân bị ảnh hưởng bởi cháy rừng.

PV 

]]>
Tin cháy nổ quốc tế – web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc //yahba.com/2020/01/02/934-revision-1024/ Thu, 02 Jan 2020 14:32:06 +0000 //localhost/?p=1024 1-8165-1422932655.jpg

Robot Thermite là sản phẩm nghiên cứu của công ty công nghệ Howe and Howe tại Mỹ. Nó có thể bơm 2.000 lít nước mỗi phút hoặc cung cấp lượng nước như các loại phương tiện chữa cháy khác. Thiết kế vành lăn kép cho phép robot đi vào khu vực có địa hình khó di chuyển và nguy hiểm, tiến gần ngọn lửa hơn. Nó không thể thay thế con người, nhưng có thể giúp nhân viên cứu hỏa an toàn hơn khi làm nhiệm vụ. Thermite được điều khiển từ xa từ khoảng cách 400 m. Ảnh: technabob.com

OctaviaFire-7305-1422932655.jpg

Octavia có thể đi qua các đám cháy, thực hiện chỉ dẫn theo ngôn ngữ ký hiệu từ một người chỉ huy và dập tắt ngọn lửa bằng ống dẫn khí hoặc nước. Robot của Mỹ được trang bị camera hồng ngoại, có thể hiểu được ngôn ngữ ký hiệu hay mệnh lệnh bằng giọng nói, là thiết bị đồng hành với con người khi chữa cháy. Ảnh:Wired

3-6943-1422932655.jpg

Robot này có tên là ASH, do trung tâm nghiên cứu Hải quân của Mỹ tài trợ nghiên cứu và chế tạo. ASH có thể theo cầu thang, tiếp cận những lối đi hẹp và phản ứng lại các hành động của con người. Nó cũng được thiết kế đặc biệt tính năng hoạt động trên tàu chiến. Hệ thống camera hồng ngoại cải thiện tầm nhìn cho robot ở những nơi bao phủ khói bụi dày đặc của đám cháy. Ảnh: Robotics and Mechanisms Laboratory/Virginia Tech

2-5960-1422932655.jpg

Dựa trên phiên bản của ASH, các nhà khoa học Mỹ tiếp tục chế tạo robot SAFFiR cho các hoạt động phát hiện và dập tắt đám cháy trên tàu biển. SAFFiR có kích thước tương đương con người, có thể chịu được mức nhiệt đến 500 độ C và “kề vai sát cánh” cùng nhân viên cứu hỏa trong những nhiệm vụ nguy hiểm. Ảnh: Naval Research Laboratory

4-JPG-7445-1422932655.jpg

Công ty công nghệ quốc phòng QinetiQ của Anh thiết kế 4 loại robot phục vụ cho mục đích dập tắt các vụ cháy liên quan đến khí acetylene công nghiệp. Những đám cháy này là mối de dọa với lính cứu hỏa, vì nguy hiểm vẫn rình rập thậm chí sau khi họ dập tắt ngọn lửa. Không chỉ nguy hiểm, những đám cháy kiểu này còn khiến toàn bộ khu vực phải được phong tỏa trong vòng 24 giờ.

Với sự hỗ trợ của robot, toàn bộ quá trình  chỉ kéo dài chưa đầy ba giờ. Các thiết kế của QinetiQ đã chứng minh tính hiệu quả trong hoạt động thử nghiệm. Ảnh: Qinetiq

402225-9793-1422932655.jpg

Xe cứu hỏa robot được triển khai tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, năm 2007, thực hiện nhiệm vụ trong các nhà máy hóa chất hay nhà kho chứa vốn nguy hại với con người. Nó được điều khiển từ xa, di chuyển với vận tốc 3,6 km/h, leo dốc 30 độ và vượt hàng rào cao 25 cm. Điểm mạnh của phương tiện này là khả năng vòi phun nước xa 65 m, có thể tự “làm mát” khi nhiệt độ quá cao. Đầu dò phát hiện tín hiệu của nạn nhân, trong khi camera sẽ ghi lại hình ảnh và âm thanh tại khu vực có cháy. Ảnh: china.org.cn

robot-fire-fighter-5671-1422932655.jpg

Trang bị hệ thống camera và cảm biến, Guardrobo D1 “tuần tra” dọc theo con đường lập trình sẵn và phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm. Robot cao 109 cm này sẽ cảnh báo con người qua radio hoặc gửi hình ảnh về nguy cơ cháy nổ, rò rỉ hay kẻ xâm nhập. Đây là nghiên cứu của các chuyên gia Nhật. Ảnh: hackedgadgets.com

 

 

Ngọc Bảo (ST)

]]>